Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб # 53 BỆNH DẠ DÀY NÊN ĂN VÀ KIÊNG GÌ?WHAT SHOULD I EAT AND AVOID WITH STOMACH DISEASE?| DR DI в хорошем качестве

# 53 BỆNH DẠ DÀY NÊN ĂN VÀ KIÊNG GÌ?WHAT SHOULD I EAT AND AVOID WITH STOMACH DISEASE?| DR DI 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



# 53 BỆNH DẠ DÀY NÊN ĂN VÀ KIÊNG GÌ?WHAT SHOULD I EAT AND AVOID WITH STOMACH DISEASE?| DR DI

-link đăng ký kênh tại    / @dr.diquangbuimd2510   BỆNH DẠ DÀY NÊN ĂN VÀ KIÊNG GÌ? Bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Chế độ ăn uống quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng và lành bệnh. Nếu chúng ta không biết về thức ăn cho dạ dày loại nào nên ăn, loại nào nên tránh càng làm bệnh dạ dày xấu hơn. Vậy những món ăn cho người đau dạ dày gồm: THỨC ĂN NÊN TRÁNH 1. Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, tăng axit dạ dày: • Không ăn cam, quýt, bưởi, cóc, chanh, khế, cà chua,.. • Những thực phẩm kim chi, dưa muối, cà muối, hành ngâm, mắm tôm, mắm tép,... • Tránh ăn các đồ ăn cay nóng ớt, hạt tiêu, sa tế,... • Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ sống. • Các loại thức ăn sụn gân, rau củ nhiều xơ, xương băm nhỏ, sụn cổ cánh, chân gà vịt, đầu cá… • Nên tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo. • Các loại đậu hà lan, đậu lăng , đậu đỏ… • Tránh thực phẩm hun khói và đồ chế biến sẵn như xúc xích, mì tôm, thịt nguội, lạp xưởng,... • Kiêng thuốc lá, đồ uống cà phê, rượu bia, trà đặc. 2. Thực phẩm sình hơi, chướng bụng như: hành, hẹ, cần tây... các loại nước ngọt, nước có ga. THỨC ĂN NÊN ĂN A. Nhóm tinh bột: 1. Cơm cần nấu kỹ mềm, hạn chế cơm khô, cơm chiên. Không nên ăn các món ăn được chế biến từ tinh bột lên men như bún, phở hay các loại bánh có chứa nhiều đường. 2. Các thực phẩm giàu tinh bột như cháo, soup, bánh mì, khoai lang, khoai tây luộc nhừ…rất tốt trong việc giảm tiết và hút dịch axit trong dạ dày làm giảm cơn đau dạ dày. B . Nhóm chất xơ, rau củ quả : 1.Các loại rau xanh đậm màu , đậu bắp, bông cải xanh, chọn các loại rau củ còn tươi và non. 2. Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch có hàm lượng chất xơ khá cao vì thế chúng củng cố đường tiêu hóa đồng thời cân bằng axit dư thừa trong dạ dày. 3. Những thực phẩm chống oxy hóa: nghệ ,mật ong,.. bảo vệ niêm mạc dạ dày, lành vết loét. 4. Chuối, đu đủ, táo, dâu tây, ổi, lê, thanh long, trái bơ … nhằm tăng lợi khuẩn, cân bằng vi sinh, cung cấp năng lượng, hàm lượng kali, chất xơ hoà tan pectin. 5. Các loại nước ép rau quả và sinh tố từ rau quả, trái cây tươi nêu trên. C. Nhóm chất béo: 1. Việc kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. 2. Vì vậy cần phải cung cấp chất béo cho cơ thể mỗi ngày, nên dùng dầu thực vật dầu olive, dầu dừa, dầu mè.. D. Nhóm chất đạm: 1. Protein cần thiết cho người bị đau dạ dày nên sử dụng những loại thực phẩm tôm cua, thịt cá, trứng như: thịt vịt, thịt ức gà…khi chế biến bạn nên nấu hầm mềm. Đồng thời hạn chế thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê.., thịt chế biến lên men, hun khói, nướng, chiên xào. 2. Những thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày: sữa, trứng, mật ong, nghệ. E. Thực phẩm Probiotic: sữa chua, nấm sữa kefir chứa nguồn lợi khuẩn cao để cân bằng đường ruột và ngừa thiếu vitamin C khi không ăn được thức ăn chua như cam chanh.. không sử dụng sữa tươi. F. Nhóm vitamin và các khoáng chất: bên cạnh rau quả, trái cây thay vì uống bia rượu..nên uống nước dừa, trà thảo dược không caffeine. ĂN UỐNG ĐÚNG CÁCH KHI VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 1. Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín mềm, chế biến luộc, hấp hay nấu canh giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán, nướng, quay. 2. Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào thức ăn, hoặc ăn quá lỏng làm pha loãng dịch vị giảm khả năng tiêu hóa. 3. Ăn chậm và nhai kỹ để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ hơn. 4. Ăn uống đủ bữa và đúng giờ, không bỏ bữa, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. 5. Không để bụng đói hoặc ăn quá no với nhiều thức ăn trong một bữa. 6.Sau ăn xong, nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 giờ, không vận động làm việc nặng hay tắm ngay. 7. Không nên thức quá khuya, dậy quá muộn và bỏ qua bữa sáng. 8. Giữ tinh thần tích cực, thoải mái, lạc quan, tránh stress bằng cách nghe nhạc, đọc sách, xem phim, ngồi thiền hoặc vẽ, hội họa.. 9. Tập thể dục và vận động hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 10. Sinh hoạt điều độ mỗi ngày, thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tài liệu tham khảo: https://www.msdmanuals.com: MSD MANUAL - Phiên bản dành cho chuyên gia https://www.uptodate.com: UPTODATE- Pathophysiology of irritable bowel syndrome, Patient education: Irritable bowel syndrome (The Basics-Beyond the Basics), Treatment of irritable bowel syndrome in adults -09/2022 https://www.shinagawa-zaitaku.com/bow.... html https://www.taisho-direct.jp/simages/...

Comments