У нас вы можете посмотреть бесплатно Đặng Thế Phong - Con thuyền không bến - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 012 или скачать в максимальном доступном качестве, которое было загружено на ютуб. Для скачивания выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru
Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Trân trọng. Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 012 – ĐẶNG THẾ PHONG 1- Đêm thu - Thu Hà 2- Con thuyền không bến - Ngọc Hạ 3- Giọt mưa thu - Thanh Lan Là người con thứ nhì trong một gia đình có sáu anh em, hai trai bốn gái. Đặng Thế Phong sinh năm 1918, tại thành phố Nam Định. Ông là một trong những gương mặt đặc biệt, tiêu biểu nhất cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. Cha của ông là Đặng Hiển Thế, thông phán sở Trước Bạ Nam Định. Thân phụ mất sớm, hoàn cảnh gia đình vì đó lâm vào cảnh túng thiếu. Để mưu sinh và giúp đỡ gia đình, Đặng Thế Phong phải bỏ dở con đường học vấn từ khi còn bé. Sau này ông có lên Hà Nội, theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Đặng Thế Phong kiếm sống bằng cách vẽ tranh cho báo “Học Sinh” do Phạm Cao Củng làm chủ bút, ví dụ như truyện tranh: “Hoàng tử sọ dừa”, “Giặc cờ đen”... Tương truyền rằng khi học ở trường Mỹ Thuật, có lần ông vẽ một cây cổ thụ nhưng trơ trụi lá, thầy Tardieu nhận xét: "Cậu vẽ đẹp lắm, nhưng buồn quá. Tôi e số cậu không thọ". Lời tiên tri ấy không ngờ lại đúng với số phận Đặng Thế Phong. Ông mất khi mới vừa 24 tuổi xuân, sau khi để lại cho đời vỏn vẹn 3 tác phẩm âm nhạc bất tử: "Con thuyền không bến", "Giọt mưa thu", và "Đêm thu". Cuộc đời Đặng Thế Phong rất đỗi truân chuyên. Ông sống lang bạt kỳ hồ, rày đây mai đó, và làm tất cả những gì có thể chỉ để mưu sinh. Năm 1941, Đặng Thế Phong lang thang vào Sài Gòn, rồi lưu lạc qua tận Campuchia. Tại Nam Vang, ông mở một lớp dạy nhạc, và sống nghèo khổ, túng thiếu, cho đến khi bỏ xứ Chùa Tháp để quay về Hà Nội. Vào buổi bình minh của nền âm nhạc Việt Nam, Đặng Thế Phong là một trong những nhạc sĩ hiếm hoi đã được rất nhiều người yêu mến. Lúc bấy giờ, nền tân nhạc Việt Nam còn rất phôi thai, một sáng tác đầu tay mà đạt đến mức tuyệt vời, về cả hình thức lẫn nội dung như bản "Đêm thu" của Đặng Thế Phong không phải là chuyện ai cũng làm được. Những lời nhạc mênh mông, hư ảo như: Vườn khuya trăng chiếu hoa đứng im như mắt buồn Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa… Những từ ngữ như thế trải rộng trong suốt nhạc phẩm “Đêm Thu”. Không chắc giới thưởng ngoạn ngày xưa có khả năng để hấp thụ hết những gì Đặng Thế Phong muốn diễn tả trong nhạc phẩm ấy. Nhưng dù gì chăng nữa, đó chắc chắn là một tuyệt tác, nếu không thì “Đêm thu” đã không đứng vững và tồn tại cho đến bây giờ. Theo sự hiểu biết của mọi người, gia tài âm nhạc của Đặng Thế Phong chỉ có 3 nhạc phẩm. “Đêm thu” là ca khúc viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội 1940. “Con thuyền không bến”, hoàn chỉnh tại Nam Vang, trình diễn lần đầu tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941. Và cuối cùng là “Giọt mưa thu” sáng tác năm 1942. Thế nhưng vào khoảng năm 2006, một số nguồn tin trong nước tuyên bố rằng, họ đã tìm được một nhạc phẩm khác của Đặng Thế Phong viết khoảng năm 1940, có tên là “Gắng bước lên chùa”. Bản thân người viết cũng chưa có cơ hội nghe qua nhạc phẩm này. Không rõ tin ấy có chính xác hay không? Nhưng thiết nghĩ điều ấy cũng chẳng có gì quan trọng, bởi công bằng mà nhận xét, thì Đặng Thế Phong chỉ cần một tác phẩm mà thôi, cũng đủ để dương danh với đời. Huống hồ ông lại có đến ba tác phẩm, và tất cả đều rất nổi tiếng. Nhạc phẩm sau cùng của ông có một cái tên rất bi thảm, yếm thế. Đó là “Vạn cổ sầu”. Sau này theo lời khuyên của nhiều người, ông đổi tên lại thành “Giọt mưa thu”. Cả ba ca khúc của Đặng Thế Phong đều viết về mùa Thu, và đều được xếp vào những tác phẩm bất hủ của nền Tân Nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Lê Thương đã nhận xét rằng: "Giòng nhạc Ðặng Thế Phong chứa đựng một mê luyến mênh mông, như tiên kiến cho cuộc đời đoản mệnh". Trong những ngày cuối đời, Đặng Thế Phong thường cầm đàn Guitar dạo bản “Khúc nhạc chiều” của Schubert. Một ngày thu ảm đạm năm 1942, vừa dạo xong ca khúc này, Đặng Thế Phong vĩnh viễn từ bỏ trần gian. Trong niềm tiếc thương, nhạc sĩ Dzoãn Mẫn đã nhận định: “Ngoài Lê Thương, Đặng Thế Phong là nhạc sĩ có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất. Là người hết sức tài hoa. Anh sử dụng được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến, từ khi còn rất trẻ. Đáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh, là một tổn thất lớn đối với bạn bè, và cho cả những người yêu mến âm nhạc Việt Nam"