Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Phân Biệt Văn Phòng Đại Diện, Chi Nhánh, Địa Điểm Kinh Doanh | TVPL в хорошем качестве

Phân Biệt Văn Phòng Đại Diện, Chi Nhánh, Địa Điểm Kinh Doanh | TVPL 2 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Phân Biệt Văn Phòng Đại Diện, Chi Nhánh, Địa Điểm Kinh Doanh | TVPL

Văn phòng đại diện, Chi nhánh và Địa điểm kinh doanh có lẽ mọi người đã nghe qua rất nhiều lần rồi nhưng không phải ai cũng phân biệt được nó. Vậy thì hãy cùng TVPL tìm hiểu qua video này nhé! --- Luật Doanh nghiệp 2020: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Do... Luật Thương mại 2005: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Th... --- THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM Nội dung: Lý Hải Trình bày: Huy Hoàng Dựng hình: Hoàng Hiệp --- Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé! Website: https://thuvienphapluat.vn/ Fanpage:   / thuvienphapl.  . #TVPL #ThuVienPhapLuat Xin chào quý vị và các bạn đến với TVPL! Và trước khi vào nội dung chính thì các bạn hãy ủng hộ TVPL bằng cách nhấn nút subscribe để chúng tôi mau mau rinh nút bạc ăn tết nhé! Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 tên của địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện phải bao gồm cụm từ “địa điểm kinh doanh”, “chi nhánh”, “văn phòng đại diện” gắn tên công ty. Tên này sẽ được gắn hoặc viết tại trụ sở của những nơi này. Do đó, nếu không để ý kĩ thì ta rất dễ nhầm lẫn giữa công ty và những địa điểm trên đó nha. Đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu thế nào là văn phòng đại diện. Theo khái niệm tại khoản 2 điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 thì văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu là văn phòng đại diện có chức năng đại diện công ty thực hiện một số công việc như: quản lý tình hình kinh doanh tại địa bàn, thực hiện báo cáo theo quy định, chỉ được giới thiệu, trưng bày sản phẩm tại trụ sở và có con dấu riêng. Ngoài ra, văn phòng đại diện sẽ không được ký kết hợp đồng, không được trực tiếp thực hiện quảng cáo, khuyến mãi,... mà phải thông qua bên thứ ba. Và đúng như tên gọi, văn phòng đại diện thực hiện đúng chức năng đại diện doanh nghiệp để xử lý những thủ tục và quản lý hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, đây cũng là nơi trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp để giới thiệu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Còn nếu doanh nghiệp muốn thiết lập những đơn vị trực thuộc để tiến hành hoạt động kinh doanh thì họ có thể lựa chọn giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh: Về nghĩa vụ, chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và những báo cáo theo nội quy doanh nghiệp và quy định pháp luật. Chung quy lại thì, chi nhánh là một nhánh nhỏ của công ty nhằm mục đích kinh doanh và thực hiện việc ủy quyền và đại diện cho công ty nên họ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ liên quan để thực hiện mục đích đó. Đến đây thì có lẽ nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi là văn phòng đại diện và chi nhánh đã thực hiện đủ các công việc từ đại diện doanh nghiệp đến thực hiện kinh doanh vậy thì tại sao lại có thêm địa điểm kinh doanh nhỉ? Thực ra pháp luật không có quá nhiều quy định về địa điểm kinh doanh. Nhưng có thể hiểu, địa điểm kinh doanh là nơi trực thuộc doanh nghiệp có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể nhưng không có chức năng đại diện cho doanh nghiệp. Do đó, địa điểm kinh doanh sẽ không có con dấu riêng, không được ký kết hợp đồng thương mại và không thể sử dụng hóa đơn. Nói tóm lại, chi nhánh có cả 2 chức năng gồm thực hiện kinh doanh và đại diện công ty thực hiện một số nhiệm vụ khác. Văn phòng đại diện cũng tương tự nhưng không được thực hiện hoạt động kinh doanh, và ngược lại, địa điểm kinh doanh thì chỉ có chức năng thực hiện kinh doanh theo quy định của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục đích đó mà nhiệm vụ, quyền hạn và quy mô của ba loại hình này cũng khác nhau. Vậy câu hỏi được đặt ra rằng: khi nào doanh nghiệp nên mở văn phòng đại diện, chi nhánh hay địa điểm kinh doanh? Trong trường hợp doanh nghiệp không cần thực hiện những hoạt động như văn phòng đại diện mà họ chỉ cần mở rộng nơi kinh doanh thì họ có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không phải nộp thuế giá trị gia tăng nhưng phải nộp lệ phí môn bài tương tự như văn phòng đại diện. Và nếu như doanh nghiệp cần một nơi có thể thực hiện chức năng đại diện và trực tiếp kinh doanh như hai loại hình trên thì họ nên thành lập chi nhánh. Về nghĩa vụ tài chính, chi nhánh sẽ có thể lựa chọn hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Các loại thuế mà chi nhánh phải nộp là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và lệ phí môn bài. Qua những phân tích đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào mục đích hoạt động mà lựa chọn loại hình đơn vị phù hợp để tối ưu được chi phí nhưng vấn đáp ứng nhu cầu của họ,

Comments