Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Cơ thể bạn được nâng đỡ từ bao nhiêu chiếc xương? в хорошем качестве

Cơ thể bạn được nâng đỡ từ bao nhiêu chiếc xương? 2 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Cơ thể bạn được nâng đỡ từ bao nhiêu chiếc xương?

#coxuongkhop #xuongkhop Bộ xương của chúng ta được cấu tạo từ 206 mảnh xương lớn nhỏ khác nhau. Tại sao lại là 206, và nếu như không có khung xương, cơ thể chúng ta sẽ thế nào, vai trò của khung xương đối với cơ thể ra sao, tìm hiểu ngay cùng Vimec bạn nhé. Đầu tiên, thử tưởng tượng đến những bộ đồ hóa trang hình xương thường được mặc trong ngày Halloween hoặc qua mô hình xương trong các bảo tàng hoặc nghiên cứu y khoa, chắc là bạn cũng hình dung ra được cấu trúc chính của khung xương trong toàn bộ cơ thể rồi đúng không nào? Chúng ta có thể thấy sự sắp xếp một cách cân bằng, có thể nói là khá hoàn hảo từ trên xuống dưới. Trước tiên, xương sọ, bao gồm hộp sọ, xương mặt, các xương tai sẽ ở vị trí trung tâm, được nâng đỡ và kết nối với các vị trí còn lại từ điểm nổi xương cột sống. Hệ thống xương đối xứng, bao gồm xương sườn và xương tứ chi giúp duy trì trạng thái cân bằng và giúp tất cả các hoạt động của chúng ta diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Cuối cùng, tất cả đều được “giữ” trên đôi bàn chân. Đừng quá lo lắng cho sức nặng đè lên chân, nơi mà bạn nhìn thoáng qua có vẻ rất ít xương. Khung xương của chúng ta, được sắp xếp một cách ngăn nắp và hoàn hảo để chúng ta thực hiện được mọi hoạt động một cách thuận tiện và tiết kiệm năng lượng nhất. Điều này có được là do kết quả của quá trình tiến hóa. Vậy nên nếu như trong tương lai, quá trình tiến hóa của loài người còn diễn ra, mọi thứ đều vẫn có khả năng thay đổi. Ví dụ như các nhà khoa học đã dự báo rằng chúng ta có thể sẽ không cần đến các ngón chân trong việc giữ thăng bằng và tăng ma sát với bề mặt tiếp xúc, nên thay vì có đến 5 ngón chân với rất nhiều xương con như hiện tại, rất có thể, toàn bộ xương ngón chân của chúng ta sẽ biến mất. Những người thợ làm nail có vẻ sẽ không thích điều này =)) nhưng đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ cần khá nhiều thời gian cho việc này. Dù sao thì hiện tại, số lượng xương ở tay và chân vẫn chiếm đến hơn 1 nửa tổng số các xương của toàn bộ cơ thể. Nếu không có khung xương, cơ thể chúng ta sẽ chỉ là một khối thịt mềm không có khả năng di động, lúc này sẽ không có loài người nữa mà sẽ là loài động vật không xương sống. Có vẻ đi ngược lại tiến hóa quá phải không? Nhưng điều này cũng cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của xương, chính là nâng đỡ, là nơi bám giữ cho các cơ, bảo vệ các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể tổng hợp thành 4 nhóm chức năng chính của xương: - Vận động - Nâng đỡ - Bảo vệ - Tạo máu Trong xương không hề có dây thần kinh nhưng toàn bộ hệ thống khung xương đều “đính kèm” các cơ quan có vai trò hỗ trợ điều khiển, cụ thể đó là: Sụn Khớp xương Dây chằng Gân Bản chất xương chỉ là bộ khung, giống như con rối vậy, muốn hoạt động cần phải được điều khiển. Và chịu trách nhiệm điều khiển chính là bộ não trong cơ thể chúng ta. Thực tế, xương của con người khá cứng, với cùng 1 diện tích, xương của chúng ta đã được chứng minh là cứng gấp 4 lần bê tông. Xương đùi có khả năng chịu sức nặng từ 800 – 1200kg, tương đương 1 chiếc xe hơi…Thật là kỳ diệu phải không nào ? Tức là với trọng lượng của người béo nhất thế giới lên tới 500kg, bộ xương của anh ta hoàn toàn có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, béo phì làm tăng lượng lipid trong máu và điều này làm kích thích quá trình hủy xương, tức là xương sẽ bị “lão hóa” ở mức cao hơn bình thường rất nhiều. Xảy ra điều này là do trên bề mặt xương có nguyên cốt bào và hủy cốt bào. Tức là quá trình tạo xương và hủy xương diễn ra cùng lúc. Trong quá trình trưởng thành, việc tạo xương diễn ra mạnh hơn hủy xương, nên cơ thể sẽ không ngừng phát triển cho đến khi đạt khối lượng xương đỉnh, thường là trong độ tuổi từ 25 – 29 tuổi, sau độ tuổi này, quá trình hủy xương sẽ diễn ra nhanh hơn, xương trở nên mềm và xốp hơn nên độ cứng có thể giảm xuống. Tình trạng loãng xương xảy ra có thể gây nứt xương, gây biến dạng khung xương. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy những người già bị còng lưng – đơn giản là vì xương sống của họ không còn đủ cứng để duy trì trạng thái thẳng được nữa. Quá trình hủy cốt bào cũng khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. Tóm lại, với 206 chiếc xương trong cơ thể, nhất định phải nói rằng tất cả chúng đều có tầm quan trọng ngang nhau. Việc sở hữu một bộ xương chắc khỏe không chỉ có ý nghĩa trong việc giúp chúng ta thoải mái thực hiện các hoạt động vận động hàng ngày mà còn giúp bảo vệ mọi sự vận hành khác trong cơ thể. Do đó, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc vẻ bề ngoài, đừng quên thiết lập những thói quen tốt có lợi cho các khớp xương của bạn nữa nhé. Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại:    / @vinmechospital   Liên hệ với Vinmec: Fanpage:   / vinmec   Website: https://www.vinmec.com TikTok:   / benhvienvinmec   Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc: https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nu... ------------------------ Bản quyền thuộc về Vinmec Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Comments