Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Lọc nước sinh hoạt Composite, MF, UF, NANO và RO dùng sao cho đúng в хорошем качестве

Lọc nước sinh hoạt Composite, MF, UF, NANO và RO dùng sao cho đúng 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Lọc nước sinh hoạt Composite, MF, UF, NANO và RO dùng sao cho đúng

Xem hết video đừng tua sẽ hiểu rõ hơn về các loại và vì sao nên dùng loại nào trong trường hợp nào là hợp lý. Hệ lọc: 1. Hệ lọc Micro Filtration (MF): Hệ lọc này chỉ hơn lọc thô, là loại màng vi lọc có kích thước lõi lọc nhỏ khoảng 0.1 - 0.5micromet, được chế tác từ các vật liệu rỗng có kích thước vi mô. Vì thế, màng lọc này chỉ loại bỏ một phần vật chất rắn và bụi bẩn lơ lửng trong nước, màng lọc không có tác dụng trong việc lọc các chất hóa học, phân tử nhỏ, vi khuẩn, mầm bệnh trong nước. 2. Hệ lọc Ultra Filtration (UF): Máy lọc nước UF có khả năng tiêu diệt tất cả vi khuẩn, vi rút, tạp chất, kim loại nặng, chất hữu cơ lơ lửng và các vi sinh vật khác kèm nhiều vật chất khác tồn tại ở dạng vật chất từ nhỏ đến lớn trong nước. Giữa lại hầu hết kháng chất trong nước, nên hệ lọc này ứng dụng khá nhiều trong nuôi trồng thủy hải sản, dân dụng. Vấn đề duy nhất với máy lọc nước UF là nó không thể loại bỏ các muối hòa tan khỏi nước. Chỉ có máy lọc nước RO mới có khả năng loại bỏ muối TDS (chất rắn hòa tan) ra khỏi nước (cái này mình nói sau về TDS) 3. Hệ lọc Nano Filtration (NF): Về nguyên tắc nó gần như là UF, chỉ khác một chút là nó lọc một phần phân tử lớn tức là 50-50 còn lại thì y chang như hệ UF Nhưng xét tính hiệu quả thì NF nhỉnh hơn UF một chút, nhưng nếu xét cả về chi phí nữa thì UF lại có lợi thế hơn NF vì hệ NF dùng nhiều lõi vật liệu hơn mà hiệu quả gần như ngang nhau. Thông thường thì người dùng gia đình sử dụng hệ NANO làm nước uống chứ chẳng ai dùng NANO làm lọc tổng trong gia đình vì khi đó chi phí lên hàng trăm triệu cho một hệ thống bao gồm tiền vận hành và linh kiện thay thế. Nó gồm nhiều tầng lọc thì chắc chắn phải dùng điện bơm nước qua nhiều lõi lọc khác nhau và chi phí bao gồm bảo trì thay thế vật liệu tăng lên là điều tất nhiên. 4. HỆ lọc Reverse Osmosis (RO) Là hệ lọc cao cấp nhất bao gồm cả trong dân dụng lẫn công nghiệp, trong công nghiệp thì hệ RO nó như thế này, kiểu NANO trong công nghiệp cũng tương tự vậy gồm nhiều lõi chồng lên nhau, mô hình thế này thường chỉ dùng trong sản xuất chứ dân dụng không dùng nhé, vấn đề không phải là tiền mà là sự phức tạp trong vận hành bao gồm vật liệu lọc, chi phí, và kèm cái thiết kế to đùng kiểu đó thì dân dụng nào xài tới. Và cái chính khi nói về RO là nói về máy lọc nước để uống, thường có 5,7 hoặc 9 cấp, ví dụ như trong này là mô hình 9 cấp, không phải nó xếp thế này mà thực tế nó xếp chồng lên nhau thành cái tủ nước uống mà ta thường thấy trong các trung tâm điện máy hay bày bán. Như ta thấy rất nhiều giai đoạn lọc khác nhau trong một hệ lọc RO, mỗi lõi làm một nhiệm vụ vì thế gia đình dùng RO làm lọc tổng thì kinh phí thay lõi chịu sao nổi, uống ly nước chút xíu mà lõi phải thay thường xuyên, dùng làm lọc tổng thì không thể, nếu dùng hệ thống công nghiệp thì chi phí hàng tỷ đồng thật sự không hợp lý chút nào. Vì vậy nên nhớ Chỉ có máy lọc nước uống RO mới có khả năng loại bỏ TDS ra khỏi nước và trong gia đình dùng máy RO làm nước uống chứ không dùng làm lọc tổng nhé. Quay lại cái mô hình này ta có thể thấy RO loại bỏ sạch sẽ và chỉ cho phân tử nước đi qua, vậy thì khoáng chất trong nước phải dược bổ sung sau khi bị loại bỏ hết bao gồm cả khoáng chất có lợi, nếu ai dùng hệ RO thì nên để ý đến cái khoáng chất này nó lọc sạch hết vì không có chuyện nó phân biệt khoáng chất có lợi và có hại nhé. Do đó, nếu không để ý thay lõi bù khoáng thì lâu dài cơ thể suy kiệt vì thiếu khoáng chất rồi đổ bệnh mà không biết, cứ nghĩ dùng máy RO mắc tiền là ngon ai ngờ nó lọc cho sạch sẽ không còn cái gì đúng nghĩ đen, dùng thì phải nhớ thay lõi bù khoáng thường xuyên. Vậy thì kết lại nếu dùng nước giếng, nước ngầm, nước sông... nên đầu tư hệ lắng khử composite nếu nước nhiễm phèn mặn, để biết nước nhiễm phèn thì cứ nhìn nổi váng lên mặt là biết ngay thôi và màu nước thì vàng lờ lợ, còn bị vôi nặng thì nước dùng rất hao xà bông kèm đục... Đừng nghĩ bơm nước giếng lên cắm vào bộ lọc là xong nha, nếu vôi nhiều cắm vào bộ lọc ok, sau đó khử vôi thôi, còn nếu nhiễm phèn nặng cắm vào làm hỏng luôn cả bộ lọc đấy. Thử nghĩ đi, nếu nghĩ đơn giản cứ bỏ vài triệu đồng bơm nước giếng lên cắm vào bộ lọc là có nước siêu sạch thì quên đi nha. Chỉ những người thiếu hiểu biết và tham lam mới có suy nghĩ bỏ vài triệu xài nước sạch miễn phí, KHỬ RỒI SAU ĐÓ MỚI LỌC NHA.

Comments