Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Truyện Thánh Gióng - Chuyện Kể Bé Nghe [Full HD] в хорошем качестве

Truyện Thánh Gióng - Chuyện Kể Bé Nghe [Full HD] 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Truyện Thánh Gióng - Chuyện Kể Bé Nghe [Full HD]

Truyện cổ tích: Thánh Gióng Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở một làng nọ có hai vợ chồng ông lão rất hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức hay giúp đỡ mọi người. Hai ông bà tuổi đã cao mà vẫn không có lấy một mụn con. Một hôm bà lão ra đồng trông thấy một vết chân rất to, bà tò mò liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai. Chín tháng mười ngày sau mà bà vẫn chưa sinh, ông lão mong chờ đứa con nhưng không được, ông lâm bệnh rồi qua đời. Mười hai tháng sau bà sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Bà đặt tên cho con là Gióng. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cầm đầu là Ân Vương, nổi tiếng độc ác, dữ tợn, hắn đi đến đâu là cho quân đánh chém giết người đốt nhà đến đấy. Dân chúng vừa sợ hãi vừa căm giận ngút trời. Nhà vua đã bao lần cho quân vây đánh nhưng không được, bất an về quốc gia, vua bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả đi đến đâu cũng kêu to: Lúc này giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Thánh Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Thánh Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Thánh Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngụa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Thánh Gióng quay đầu về ngôi làng, dập đầu lạy mẹ ba cái, tạ ơn công sinh thành rồi cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. Vừa nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội rất to để tưởng nhớ công ơn của thánh Gióng. Những dẫy ao tròn nối từ Kim Anh vạn phúc đến chân núi Sóc chính là những vết chân ngựa Thánh Gióng để lại. Những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy . – Loa loa loa loa! Giặc Ân hung hãn, người tài ở đâu, cứ dân cứu nước. Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ: – Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con. Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì cản lại: – Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được. Gióng vẫn cương quyết: – Mẹ cứ ra mời sứ giả vào đây cho con. Bà mẹ đành ra mời sứ giả vào, vào đến nơi không thấy tráng sĩ anh hùng nào, chỉ thấy một cậu bé ba tuổi đang ngồi trên giường, sứ giả tức giận toan bỏ đi thì Gióng cất lời, dõng dạc từng chữ: – Sứ giả hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây roi sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả lấy làm kinh ngạc, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những thứ mà Gióng đã dặn. Từ sau ngày gặp sứ giả Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm mẹ nấu ra bao nhiêu Thánh Gióng ăn hết bấy nhiêu, nhà hết gạo, mẹ Gióng phải nhờ đến bà con chòm xóm, mọi người vui lòng góp gạo nuôi Gióng, ngặt nỗi nhà nông dân nghèo chỉ có cơm với cà muối, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Dân làng hồ hởi giúp sức mong Gióng ra tay giết giặc cứu nước.

Comments