У нас вы можете посмотреть бесплатно SỐ ĐẶC BIỆT #5: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM или скачать в максимальном доступном качестве, которое было загружено на ютуб. Для скачивания выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru
Tà áo dài tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, áo dài vẫn không ngừng phát triển và dù có nhiều lần thay đổi nhưng nó vẫn tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Trái với những luận điệu từ phía Trung Quốc cho rằng áo dài ngày nay có nguồn gốc từ xường xám, phiên bản đầu tiên của xường xám bắt nguồn từ Thế kỷ 17, triều đại nhà Thanh. Còn áo dài thì xuất hiện từ Thế kỷ 18 và kiểu dáng của hai loại trang phục này không giống gì nhau cả. Có nhiều giả thuyết được đưa ra để nói về kiểu dáng của áo dài, chẳng hạn như là dựa theo trang phục của nhà Minh. Nhưng nếu nói về sự tương đồng thì có thể thấy rằng Áo dài Việt Nam có kiểu dáng rất giống với trang phục truyền thống của đồng bào người Chăm. Phiên bản áo dài đầu tiên giống với ngày nay nhất là áo ngũ thân, thì của người Chăm cũng tương tự, nhưng gọi là bảy thân, tức là được may từ bảy mảnh vải do ngày xưa khung dệt hẹp nên phải ghép vải lại với nhau. Điểm khác biệt rõ rệt nhất là trang phục Chăm ngày xưa mặc váy, áo mặc chui đầu và không xẻ tà. Theo Đại Nam Thực Lục, năm 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương lấy hiệu là Võ Vương và cho đổi mới lại các bộ phận hành chánh. Nhận thấy rằng Đàng Trong cần tách biệt hoàn toàn với Đàng Ngoài, vì vậy ông đã hạ lệnh toàn dân cần đổi y phục và thay đổi phong tục tập quán. Từ đây chính thức tạo tiền đề cho sự ra đời của áo ngũ thân, sau này là áo dài. Sau này do vẫn còn nhiều người vẫn mặc y phục theo tiền triều, vì vậy vua Minh Mạng đã đưa ra sắc lệnh: “cấm đờn ông đóng khố, đờn bà không được mặc váy hay áo tứ thân, tất cả đều phải mặc quần và áo ngũ thân theo lịnh của Hiếu Võ Hoàng Đế năm xưa ở Thuận Hóa (tức Võ Vương).” Khi tìm hiểu về Lịch sử áo dài ở Miền Nam Việt Nam thì ta sẽ có rất nhiều thông tin, chẳng hạn như Áo Ngũ thân, Áo dài Lemur, Áo dài thắt đáy lưng ong, Áo dài cổ thuyền,... Áo dài Ngũ thân như đã được kể ở trên, xuất hiện nhiều nhất là khoảng cuối thế kỷ 19. Phần đông phụ nữ thành thị đều may áo dài có năm thân hay năm tà, ta có thể thấy ngày nay giới trẻ đang tìm về những loại trang phục cổ xưa như vậy và cho cách tân lại, nhưng càng cách tân thì nhìn nó càng ra vẻ quê mùa, xấu xí chứ không toát ra vẻ hiện đại, sang trọng như nguyên bản. Có vẻ là do chất liệu, độ tỉ mỉ trong thiết kế và quan trọng nhất là phải đặt cảm xúc của mình vào trong đó thì mới tôn lên vẻ đẹp của chiếc áo ngũ thân. ________________________________________________ ♫ Subscribe - Ghi danh và theo dõi TDGS tại đây : https://bit.ly/3rjbWiw THEO DẤU GIÀY SÔ ♪ Email: [email protected] ♪ Youtube: / lucfilms ♪ Facebook: / theodaugiayso ----------------------------------------------------------------------------------------- #bolero #theodaugiayso #nhaclinh