Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Mô hình nuôi cá chẽm trên biển ứng dụng công nghệ cao в хорошем качестве

Mô hình nuôi cá chẽm trên biển ứng dụng công nghệ cao 2 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Mô hình nuôi cá chẽm trên biển ứng dụng công nghệ cao

Từ Hòn Tre (huyện Kiên Hải) ngồi ba chặng tàu, mất hơn 6 giờ, chúng tôi mới đến được Hòn Ngang - một hòn đảo nằm trong quần đảo Nam Du. Hòn Ngang là trung tâm của xã đảo Nam Du, huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) và xã Nam Du được mệnh danh là "vương quốc" cá lồng bè ở Kiên Giang. Trên chiếc tàu đò từ hòn Củ Tron (xã An Sơn, huyện Kiên Hải) sang Hòn Ngang, biết chúng tôi từ đất liền ra, một người dân địa phương khoe: "Cả vùng biển tây này không có nơi đâu phát triển nghề nuôi cá lồng bè bằng ở đây". Ông chỉ tay qua một đảo nói tiếp: "Chỉ tính riêng tại Hòn Mấu, ba năm qua thôi đã phát triển thêm hàng chục lồng bè nuôi cá. Rất nhiều hộ nhờ nuôi cá lồng bè mà trở nên giàu có, nhiều hộ trước đây lo cái ăn cái mặc hằng ngày giờ cũng đã có tích lũy". Người dân kể lại, năm 2002, tại quần đảo Nam Du chỉ có hai hộ nuôi lồng theo phương thức rộng cá nhỏ vỗ béo. Người nuôi thấy cá lớn nhanh, không bệnh tật, nguồn thức ăn lại có sẵn, giá lại cao nên đã đóng thêm nhiều lồng bè để nuôi. Người dân trong vùng biết được, học hỏi rồi làm theo và dần dần lan rộng ra thành phong trào. Xã cũng đã vận động người nuôi cá thành lập Hợp tác xã dịch vụ và nuôi trồng thủy sản nhằm liên kết, hỗ trợ nhau trong quá trình chăn nuôi. Hiện nay, hợp tác xã đã ổn định tổ chức và đi vào hoạt động. Ông Ðinh Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Du, Chủ nhiệm hợp tác xã cho biết: Từ chỗ chỉ có vài hộ nuôi với quy mô nhỏ, đến nay toàn xã đảo Nam Du đã có 112 hộ tham gia nuôi 222 lồng bè với tổng sản lượng ước trên 200 tấn cá, chủ yếu là cá bớp và cá mú. Với giá bán bình quân cá bớp 60.000 đồng/kg, cá mú sao 350.000 đồng/kg người nuôi đạt lợi nhuận từ hai đến ba lần số vốn sau 6-8 tháng nuôi. Lợi nhuận lớn nên đã giúp nhiều người nuôi cá ở Nam Du từ chỗ kinh tế trung bình khá trở nên giàu có như hộ Huỳnh Minh Bửu, Nguyễn Kim Thoa, Khương Thị Ngọc Giàu... Nhiều hộ từ chỗ làm ăn khó khăn cũng đã tiến dần lên chỗ có tích lũy như Võ Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thiện Hải, Võ Thị Út... Cũng chính điều này, mà tốc độ tăng trưởng của làng nghề đã vượt khỏi tầm kiểm soát của địa phương. Năm 2008, theo dự kiến tổng sản lượng cá nuôi của xã Nam Du khoảng 50 tấn, nhưng thực tế lên đến trăm tấn. Phát triển thiếu bền vững Phong trào nuôi cá phát triển mạnh hơn sáu năm qua, nhưng tỉnh Kiên Giang vẫn chưa quy hoạch vùng nuôi, định hướng quy mô nuôi, con giống, vốn vay... vì vậy người nuôi cá tự "bơi" là chủ yếu và gần đây đã xuất hiện những trở ngại ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá lồng bè trên biển: Ðó là số lồng bè thủy sản tăng quá nhanh dẫn đến sự thiếu hụt về con giống thả nuôi. Vì hiện tại việc thực hiện sinh sản nhân tạo con giống tỉnh Kiên Giang chưa làm được; giá cá giống nhập khẩu lại quá cao nhưng tỷ lệ hao hụt lớn nên không khả quan, vì vậy nguồn cá giống chủ yếu vẫn là khai thác trong tự nhiên, nên người nuôi không chủ động được. Trong khi đó, nguồn vốn tích lũy trong dân quá ít, không đủ để chi phí đóng lồng bè, mua cá giống, thức ăn, vốn vay ngân hàng còn hạn chế và thời gian cho vay chưa phù hợp với đối tượng có chu kỳ sản xuất dài. Kỹ thuật nuôi, chăm sóc, quản lý sức khỏe cá nuôi của người dân còn hạn chế, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, nhiều bệnh chưa có thuốc đặc trị. Ðặc biệt chất lượng nguồn nước suy giảm do chất thải sinh hoạt, sản xuất, còn thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá cả không ổn định. Theo quan sát của chúng tôi, hiện số lồng bè nuôi cá nằm xen lẫn với tàu đánh cá, tàu chở khách, tàu tải... neo đậu để ăn uống, sửa chữa máy móc... với hàng trăm lối xả rác, dầu, nhớt cặn xuống biển khiến môi trường nước bị ô nhiễm. Ðây cũng là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh trên đàn cá nuôi gia tăng. "Năm 2003, cá nuôi gần như không có bệnh, nhưng đến năm 2005 bệnh trên cá bắt đầu xảy ra. Ðặc biệt, gần đây ngoài bệnh ghẻ lở còn có thêm bệnh sán lá, đỉa trên cá" - ông Ðinh Văn Trung nói. Ðồng chí Trần Thị Hồng, xác nhận: Do cá sinh sản nhân tạo hiếm, chất lượng chưa cao nên nguồn giống cá mú, cá bớp ở Kiên Hải chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Vì thế đã xuất hiện tình trạng tranh mua, đẩy giá cá bớp từ 5.000đ/con năm 2003 lên 60.000 đến 80.000đ/con năm 2009. Tương tự, cá mú sao từ 25 - 30 nghìn đồng/con đươc đẩy lên 100-150 nghìn đồng/con giống. Bên cạnh đó, ngân hàng lại giải ngân không đúng thời vụ mua cá giống, mà chỉ giải ngân theo định kỳ nên phần lớn người nuôi phải vay bên ngoài với lãi suất rất cao. Và do chưa tổ chức được khâu tiêu thụ sản phẩm nên để cá được đến tay người tiêu dùng phải lệ thuộc vào nhiều tầng nấc tư thương, "cò" và mỗi tầng nấc như vây không chỉ đơn thuần là sự chia sẻ lợi nhuận mà còn là sự chèn ép, bóc lột người chăn nuôi.

Comments