Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео




Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



P2 (Rất hay), NGŨ HÀNH NGŨ TẠNG, vô bệnh từ chính BẢN THÂN mỗi người | Ds Nguyễn Quốc Tuấn

‪@chanthienmybachnien‬ #duocsynguyenquoctuan #NGUHANHNGUTANG P2 (Rất hay), NGŨ HÀNH NGŨ TẠNG, vô bệnh từ chính BẢN THÂN mỗi người | Ds Nguyễn Quốc Tuấn Lục phủ ngũ tạng là gì? Theo Y Học Cổ Truyền, lục phủ ngũ tạng là nhóm các cơ quan trong cơ thể, hoạt động thống nhất với nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh giúp nuôi dưỡng cơ thể lớn lên, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật. Dựa vào chức năng của từng cơ quan để phân chúng thành lục phủ, ngũ tạng. Trong đó, nhóm Tạng gồm những cơ quan có chức năng chứa đựng, co bóp và chuyển hóa; nhóm Phủ gồm những cơ quan có chức năng thu nạp và vận chuyển dinh dưỡng. Các cơ quan trong lục phủ ngũ tạng được phân chia cụ thể như sau: Ngũ tạng: Bao gồm 5 cơ quan là tâm (tim), tỳ (lách), phế (phổi), can (gan), thận (cật) có chức năng mang huyết, tân, dịch, thần, khí nên đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Các cơ quan này gắn kết với nhau và hoạt động theo một chu trình nhất định. Lục phủ: Bao gồm 6 cơ quan là đởm (mật), tiểu trường (ruột non), vị (dạ dày), đại trường (ruột già), tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu), bàng quang (bọng đái). Các cơ quan này có chức năng tiếp nhận thức ăn, nước... đã được chuyển hóa bởi các tạng đi nuôi dưỡng cơ thể. Ngoài ra lục phủ còn có chức năng bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể nên phòng ngừa bệnh hiệu quả. Lục phủ ngũ tạng trong Y Học Cổ Truyền gắn kết với thuyết ngũ hành và được phân chia cụ thể như sau: Hành Kim: Bao gồm phổi và ruột già; Hành Mộc: Bao gồm gan và mật; Hành Thủy: Bao gồm thận và bàng quang; Hành Hỏa: Bao gồm tim và ruột non; Hành Thổ: Bao gồm lách và dạ dày. Năm màu mà chúng ta đều biết trong cuộc sống hàng ngày (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen) được tương ứng với các tạng phủ khác nhau, và mỗi màu lại có một tác dụng khác nhau. Theo nguyên tắc đó, những thực phẩm có màu sắc khác nhau cũng sẽ mang tới các tác dụng sức khỏe khác nhau trên từng cơ quan của cơ thể. Bản chất mỗi loại thực phẩm này có thuộc tính riêng biệt, và khi đi vào cơ thể, chúng cũng đi theo những con đường riêng biệt. tài liệu y học cổ của Trung Quốc và được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Hoa – đã nói rằng: màu xanh lá cây là dưỡng gan, màu đỏ dưỡng tim, màu vàng dưỡng tỳ vị và dạ dày, màu trắng dưỡng phổi, màu đen dưỡng thận. Nếu lấy các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương, đậu trắng và đậu đen mà chúng ta thường ăn làm ví dụ, chúng ta sẽ có: Tác dụng của đậu xanh: tính bình, vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc tại gan. Tác dụng của đậu đỏ: tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy tuần hoàn máu và bài tiết, tăng cường sinh lực cho tỳ vị, lợi tiểu tiêu sưng, thông khí, trừ cáu gắt... Có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiểu khó, tỳ vị hư nhược, phù thũng, nấm da chân, vàng da… và các triệu chứng khác. Tác dụng của đậu tương: tính hơi lạnh, có tác dụng bổ huyết nhuận tràng, giải độc, trục phong nhiệt, bổ khí ích tỳ, thông kinh tỳ vị. Tác dụng của đậu trắng: tính bình, dưỡng khí, bổ thận tráng dương, điều hòa ngũ tạng, sinh tinh, làm hết khát nước, nôn mửa và tiêu chảy, đi tiểu nhiều, chứa nhiều canxi, đi vào kinh phổi Tác dụng của đậu đen: thanh nhiệt, điều trung và bổ khí, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc, chữa sưng tấy, hạ khí và lợi tiểu, thuốc chống mồ hôi, vào kinh thận. Liên hệ tư vấn: 0359371666

Comments