Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Chụp máy ảnh Fujifilm có cần phải hậu kỳ? в хорошем качестве

Chụp máy ảnh Fujifilm có cần phải hậu kỳ? 11 месяцев назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Chụp máy ảnh Fujifilm có cần phải hậu kỳ?

Nhiều người đến với Fujifilm đôi khi chỉ vì lời đồn là Fujifilm có khả năng chụp ảnh ăn liền, nghĩa là bạn không cần phải hậu kỳ vẫn có ảnh đẹp. Lời đồn này cũng đúng một nửa vì 2 lý do. Thứ nhất là khả năng hậu kỳ rất tốt của bản thân máy ảnh thông qua bộ vi xử lý trong máy giúp các bạn có ngay một tấm ảnh JPEG khá tốt ngay sau khi chụp tức là nó cũng đã xử lý các vùng đen - trắng, vùng tối – vùng sáng, tăng giảm mức độ phơi sáng, bão hòa màu v.v… theo một thuật toán nào đó, ngay cả chúng ta không cài đặt các thông số này. Thứ 2 là khả năng máy ảnh áp một giả lập màu nào đó trong bộ giả lập 19 màu phim cổ điển độc quyền của Fujifilm, ngay vào file JPEG theo lựa chọn của bạn mà không có một hãng máy ảnh nào khác có thể làm được. Màu sắc chính là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của người xem để tạo ra tâm trạng hay bầu không khí cho một tấm ảnh. Một nửa còn lại của lời đồn là nó chỉ đúng chỉ khi bạn chụp ảnh với những bối cảnh có ít sự tương phản về ánh sáng hoặc nói trên góc độ kỹ thuật là bối cảnh có dải tương phản động DR bằng hoặc nhỏ hơn dải tương phản động của máy ảnh. Fujfifilm thường không công bố dải tương phản động của từng dòng máy nhưng theo các trang đánh giá thiết bị nhiếp ảnh có uy tín trên thế giới thì các máy Fujifilm x series có dải DR từ 10-13 stop tùy model máy cụ thể. Những NAG chuyên nghiệp hoặc những người theo thể loại ảnh nghệ thuật thường cố gắng chụp những bức ảnh có chiều sâu không gian 3 chiều nên thường phải đối mặt với những bối cảnh có ánh sáng ngược hoặc xiên ngược với dải tương phản động rất lớn, dễ dàng vượt qua dải tương phản động của máy ảnh 13 stops và thậm chí một số trường hợp cố gắng chụp ánh mặt trời có thể vượt qua cả dải DR cực rộng của mắt người là khoảng 21 stops. Bằng chứng là khi chúng ta nhìn vào mặt trời và sau đó nhìn vào vùng tối sẽ thấy đen sẫm không còn chi tiết hoặc ngược lại mà người chụp thì muốn lấy được cả chi tiết của mặt trời cùng những tia sáng với chủ thể cần chụp trong một tấm ảnh. Chính vì thế họ thường phải sử dụng tới filter GND để làm tối bớt vùng sáng hoặc sử dụng kỹ thuật bù trừ sáng AE bracketing hoặc hướng tới những máy ảnh có cảm biến lớn hơn thường cho dải tương phản động rộng hơn. Chí ít như tôi thường phải chụp định dạng RAW không nén để máy ảnh lưu được nhiều thông tin nhất có thể, đặc biệt là các vùng sáng và vùng tối và sử dụng khả năng hậu kỳ để có thể tái hiện được bối ảnh chụp như mắt chúng ta trải nghiệm để thể hiện tối đa vẻ đẹp của cảnh mà chúng ta đã chụp. Công việc hậu kỳ ảnh chưa bao giờ là dễ, nhưng hậu kỳ đúng cách và xuất sắc sẽ tạo ra những bức ảnh đẹp và đầy mê hoặc. Ngược lại, hậu kỳ không có phương pháp hoặc yếu kém sẽ làm nát tấm ảnh và thậm chí không thể gọi là ảnh được nữa. Trong video này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách và qui trình tôi hậu kỳ cơ bản cho một tấm ảnh trên Camera Raw để các bạn tham khảo cũng như thể hiện được file RAF của Fujifilm có khả năng lưu trữ thông tin tốt thế nào cũng như khả năng của Camera Raw có thể làm được. Tấm ảnh minh họa được chụp cảnh ráng chiều phía sau chùa Trấn Quốc, Hà Nội vào 6 giờ 11 phút chiều tối ngày 1/10/2023 bằng máy Fujifilm X-T2 với ống kính xf10-24mm tại tiêu cự 10mm, khẩu độ f/11, thời gian phơi sáng là 10s, ISO 100. Ray sáng màu phía sau chùa là một cảnh đẹp và khá hiếm và mời các bạn xem sự khác biệt giữa tấm ảnh sau khi hậu kỳ hoàn chỉnh, tấm ảnh JPEG trực tiếp từ máy ảnh (tức là đã được máy ảnh hậu kỳ tự động) và tấm ảnh RAW chúng ta sẽ hậu kỳ bây giờ. Video cũng thể hiện cho thấy khả năng ghi nhận thông tin rất tốt của các file raw của Fujifilm chứ không như nhiều người đồn về khả năng yếu kém của nó. Các Fujiers yêu thích chủ đề phong cảnh yên tâm chụp RAW nên chọn chế độ không nén (Uncompressed) để có nhiều thông tin nhất sẽ thuận lợi hơn cho giai đoạn hậu kỳ và cũng có thể áp bất kỳ giả lập màu film nào của hãng vào chính file RAW ngay cả khi mdel máy ảnh chúng ta chụp không hỗ trợ. 0:00 Máy ảnh Fujifilm chụp ăn liền? 2:45 Giới thiệu kênh 3:04 Minh họa phương pháp hậu kỳ ảnh trên CameraRaw #photography #fujifilm #adobe #postproduction

Comments