Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб LÀM SAO ĐỂ file ghi âm, ghi hình là CHỨNG CỨ trong vụ án??? в хорошем качестве

LÀM SAO ĐỂ file ghi âm, ghi hình là CHỨNG CỨ trong vụ án??? 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



LÀM SAO ĐỂ file ghi âm, ghi hình là CHỨNG CỨ trong vụ án???

#chứng_cứ, #chứng_minh, #file_ghi_âm, #file_ghi_hính, #luật_dân_sự sao để các dữ liệu điện tử là file ghi âm, ghi hình, tin nhắn có thể trở thành chứng cứ trong vụ án, Chứng cứ là file ghi âm, ghi hình dự liệu điện tử. Cùng điểm qua các cơ sở pháp lý quy định về nội dung này: Pháp luật định nghĩa dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Pháp luật liệt kê Dữ liệu điện tử là 1 nguồn chứng cứ cùng với các nguồn khác là nguồn của chứng cứ. Chúng ta hiểu đơn giản như thế này, để giải quyết một vụ việc cơ quan chức năng cần có nhiều nguồn chứng cứ để chứng minh các tình tiết của vụ án. Chúng ta có nghĩa vụ cung cấp cho cơ quan thự thi pháp luật để chứng minh cho quan điểm của mình. Và File ghi âm, ghi hình tin nhắn, email trong các thiết bị điện tử được xem là dữ liệu điện tử là 1 cùng các nguồn chứng cứ khác là căn cứ, cơ sở để giải quyết vụ án. Khi bạn đã có dữ liệu điện tử, tuy nhiên để Dữ liệu điện tử được xác định thành chứng cứ trong vụ án, thì cách thức giao nộp bắt buộc phải đảm bảo như sau: Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ mà chỉ có giá trị tham khảo. Ví dụ 1: Trong vụ tai nạn giao thông, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được một người cung cấp băng ghi hình về hiện trường vụ tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi hình đó, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại phải xuất trình cho Toà án bản xác nhận của người đã cung cấp cho mình về xuất xứ của băng ghi hình đó. Ví dụ 2: Ông A cho ông B vay năm triệu đồng với thời hạn 12 tháng. Việc vay tài sản không lập thành văn bản, nhưng được ông A ghi âm lại toàn bộ nội dung thoả thuận về việc vay tài sản, việc giao nhận tiền và thời điểm thanh toán nợ giữa ông A và ông B để làm bằng chứng cho việc vay tài sản của ông B. Đến hạn trả nợ, ông B không trả số tiền đó cho ông A. Ông A khởi kiện ông B ra Toà án. Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi âm, ông A phải gửi văn bản trình bày về sự việc liên quan tới việc thu âm đó. Dể hiểu hơn là như thế này: Đầu tiên là chúng ta phải chuyển dữ liệu từ máy tính, điện thoại lưu trữ file ghi âm ghi hình vào đĩa DVD, hoặc USB. Đối với các bản xác nhận của người đã cung cấp cho mình về xuất xứ của băng ghi hình đó và văn bản trình bày về sự việc liên quan tới việc thu âm. Thì pháp luật không có quy định một mẫu văn bản nào cụ thể. Tùy vào từng trường hợp, mình xin hướng dẫn cách thức như sau. Trường hợp nơi bạn ở không có văn phòng thừa phát lại, thì bạn tự làm như sau: Ví dụ là trường hợp 1 thì bạn làm một văn bản xác nhận với nội dung bạn đã lấy đoạn video này của ai, vào thời điểm nào, ở đâu, trên thiết bị nào, ai làm chứng, địa chỉ người đã cung cấp đoạn ghi hình, người đó kí xác nhận cho bạn. Nếu được bạn cùng người cung cấp file ghi hình ra ủy ban cấp xã hoặc phòng công chứng thực nội dung này. Ví dụ trường hợp 2 là văn bản trình bày về sự việc liên quan tới việc thu âm. Bạn làm một văn bản tự trình bày lại bạn là ai, vì sao bạn có file ghi âm này, nội dung trong file ghi âm là gì, giọng nói trong file đó là của ai, thời gian bạn ghi âm, ghi âm trên thiết bị nào. Trình bày rỗ ràng, đầy đủ nhất có thể. Trường hợp nơi bạn ở có văn phòng thừa phát lại thì bạn liên hệ tới văn phòng yêu cầu họ lập văn bằng các file ghi âm, dữ liệu điện tử có trong thiết bị điện tử của bạn. Thừa phát lại là tổ chức có thẩm quyền làm công việc này, và bạn phải đóng phí dịch vụ. Sau khi bạn nộp được chứng cứ cho Tòa án, thì sẽ xảy ra hai tình hướng đó là chủ thể trong dự liệu điện tử thừa nhận hoặc không thừa nhận họ là là chủ thể dữ liệu đó. Trường hợp họ thừa nhận thì coi như dữ liệu đó là chứng cứ đó không cần phải chứng minh. Trường hợp không thừa nhận như: như cho rằng file ghi âm đó không phải là giọng nói của họ, file bị cắt ghép, chỉnh sửa…. Thì dữ liệu đó sẽ phải được giám định. Thông thường trong các vụ việc hiện nay cơ quan giám định là phân viện khoa hoặc hình sự thuộc bộ công an. kết luận của cơ quan giám định là căn cứ để xác định tính hợp pháp của file ghi âm, ghi hình. khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP, Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 94, 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 , Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Comments