Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Có một ngôi chùa Lâm Quang như thế ở ngoại ô Sài Gòn | VOA Tiếng Việt в хорошем качестве

Có một ngôi chùa Lâm Quang như thế ở ngoại ô Sài Gòn | VOA Tiếng Việt 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Có một ngôi chùa Lâm Quang như thế ở ngoại ô Sài Gòn | VOA Tiếng Việt

Chùa Lâm Quang ở vùng ngoại ô Sài Gòn trong một phần tư thế kỷ qua, đây là chốn nương tựa cuối đời của các cụ già neo đơn. Chùa Lâm Quang hiện đang cưu mang gần một trăm năm mươi cụ, trong đó săn sóc hơn một trăm hai mươi cụ già yếu, bệnh tật. Sư cô Thích Nữ Trung Viên cho biết. “Các điều kiện được vào đây đó là những người quá tuổi lao động, các cụ già neo đơn không có người chăm sóc, nói chung là cơ nhỡ không có người để nương tựa đó thì sư phụ ở đây sẽ cưu mang các cụ, cho các cụ ở đây với điều kiện là phải có giấy xác nhận của công an địa phương của cái nơi cụ ở đó”. Những cụ già ở chùa Lâm Quang, mỗi người là mỗi số phận. Cụ bà Nguyễn Thị Bích Lập nhớ lại về chục năm trước. “Tôi bằng lòng với cái hạnh phúc này. Tự vì già rồi có được một mái ấm và hai bữa cơm, tôi thấy là hạnh phúc. Lúc trước tôi không có nhà cửa, tôi ở công viên, rồi bà đó bả mới biết cái nơi này, bả đi chùa nơi đây, bả mới dẫn tôi vô đây và tôi sống ở dưỡng lão chùa Lâm Quang được mười năm”. Sư cô Thích Nữ Trung Viên kể rằng thuở ban đầu mới lập mái ấm này sư phụ trụ trì phải bươn chải rất nhiều. “Ngày xưa sư phụ mới lập ra nơi cơ sở này thì sư phụ phải bán thêm cơm chay và bán nhang để có thêm kinh phí nuôi các cụ. Lúc đó thì các cụ ở đây khoảng tám mươi mấy vị thôi”. Ở đây, các cụ được có người trò chuyện, có người lắng nghe mình. Đó là từ những thành viên còn lại trong mái nhà chung này, là những đoàn thiện nguyện ghé qua đây. Ở mái ấm này họ cảm thấy đồng cảm với nhau, an yên. Sư cô Thích Nữ Trung Viên kể tiếp. “Khi mà vào đây đã có giấy tờ đó thì mình cũng có hợp tác với chính quyền địa phương ở đây là làm cái giấy tạm trú ở đây cho các cụ, để khi các cụ mà mất đi, tại vì các cụ là người neo đơn không có ai chăm sóc nên là khi sống các cụ gửi thân ở đây, khi chết là mình cũng lo đám và thờ cúng các cụ”. Những người già cơ nhỡ phải hàng đêm ra đường phố chờ được bố thí là hình ảnh rất thường gặp ở đô thị này. Cụ bà Nguyễn Thị Bích Lập nói rằng bà rất đau lòng khi nhớ lại mình cũng từng lâm cảnh như thế. “Còn lối xóm mà mình có bạn bè ở ngoài đời biết thì cũng vô thăm. Cuộc sống cũng dễ chịu và thoải mái. Tôi còn nghĩ đến những người già không có nơi nương tựa, sống ngoài đời khó khăn lắm. Tôi cũng muốn là họ sẽ được như tôi, đó, bớt vất vả, bớt khổ cực, bớt đau đớn phần nào. Tự vì ở ngoài còn bao nhiêu người khổ”. Mỗi ngày các sư cô và Phật tử đến làm công quả nơi đây cùng phụ chăm sóc cho các cụ trong những công việc thường ngày. Khi các cụ qua đời thì đều được nhà chùa lo hậu sự cho tới thờ cúng. Cụ bà Nguyễn Thị Bích Lập bày tỏ lòng tri ân. “Tôi ở đây mười năm, tôi rất là cám ơn dưỡng lão chùa Lâm Quang đã có được một nơi như vầy để nuôi nấng những cụ già không nhà cửa, khó khăn và bệnh tật. Tôi rất là cám ơn, tôi không mơ ước gì nữa, tôi chỉ mong là tất cả những cụ già, bạn của tôi ở đây cũng hạnh phúc như tôi”. Đại diện chùa Lâm Quang, sư cô Thích Nữ Trung Viên cũng ngõ lời cảm tạ đến cộng đồng và chính quyền địa phương. “Thay mặt cho các cụ già ở đây, thay mặt cho sư phụ trụ trì cũng có đôi lời cảm ơn tới chính quyền địa phương đã hỗ trợ cho chùa, để cùng với chùa chăm lo cho các cụ già. Một mình sư phụ với mấy cô ở đây thì cũng không có khả năng để mà hỗ trợ các cụ nếu như không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như là các mạnh thường quân”. Không phải ai cũng biết đến mái ấm chốn thiền môn. Với những thân phận người già nơi hè phố Sài Gòn đây, họ đang lây lất sống mòn nhờ vào tấm lòng của các nhóm thiện nguyện như niềm an ủi và động viên trong những ngày tháng cuối đời. --- VOA Tiếng Việt - Cập nhật thông tin trung thực, đa chiều về tình hình Việt Nam, quốc tế. Tin tức Biển Đông. Phóng sự đặc biệt về nhiều đề tài: khoa học-công nghệ, giáo dục, đời sống, xã hội, thương mại, sức khoẻ, văn hoá, giải trí… Hỏi đáp trực tiếp 🙋 qua Facebook Livestream https://bit.ly/3f603Y4 với khách mời VOA xoay quanh các chủ đề y học, du học Mỹ, di trú Mỹ và kinh tế. 🛎 Đăng ký và nhấn chuông để cập nhật các tin tức mới nhất: https://bit.ly/VOATiengVietYT Theo dõi VOATiengViet trên: ➡️ Website https://www.voatiengviet.com/ 🔓 Proxy vượt tường lửa vào website: https://bit.ly/VOATiengViet1 hoặc https://bit.ly/VOATiengViet2 Và các trang mạng xã hội: ➡️ Facebook https://bit.ly/3FcMSPy ➡️ Instagram https://bit.ly/3qbjZiq ➡️ Twitter https://bit.ly/3qaDmYV Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên: ➡️ iTunes Store https://apple.co/3ndHnKj ➡️ Google Play https://bit.ly/3r8s4nD #VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News

Comments