У нас вы можете посмотреть бесплатно 1 trong những CỬA ẢI CHÉM RƠI ĐẦU nhiều TƯỚNG GIẶC NHẤT ⚔ Giải Mã sự thật BÍ ẨN LỊCH SỬ phía sau или скачать в максимальном доступном качестве, которое было загружено на ютуб. Для скачивания выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru
👉 1 trong những CỬA ẢI CHÉM RƠI ĐẦU nhiều TƯỚNG GIẶC NHẤT ⚔ Giải Mã sự thật BÍ ẨN LỊCH SỬ phía sau Theo wikipedia tiếng Viêt, Ải Chi Lăng nằm cách Hà Nội khoảng 150km, là một trong những ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ, nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng bao gồm toàn bộ lòng chảo Chi Lăng dài hơn 20km, rộng 3km, chứ không phải chỉ là một cửa lũy có đường quốc lộ 1A chạy qua (nơi có đề biển Ải Chi Lăng). Theo các nguồn sử liệu trong nước, năm 1020, vua Lý Thái Tổ cho mở “đại lộ thông quốc”, con đường này qua ải Chi Lăng, nơi có núi Hàm Quỷ được gọi là Quỷ Môn Quan. Phía nam Ải Chi Lăng có 2 khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm và một tượng đá có hình dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch. Cách đó không xa là đền Quỷ Môn Quan thờ các vị tướng trấn giữ qua bao đời nay nằm thâm nghiêm bên dòng sông Thương quanh năm xanh biếc, núi Mặt Quỷ, Ngõ Thề trầm mặc,... “Chi Lăng ải hiểm tựa trên trời”, Trần Sư Mạnh, tể tướng nhà Trần đã từng hạ bút khi cưỡi ngựa qua miền biên ải. Bao nhiêu chiến tích anh hùng được ghi lại trên từng tấc đất của địa danh này. Xa xưa, khi quân giặc tiến vào ải Chi Lăng, đến đâu cũng là rừng rậm, bãi lầy, sông sâu nên buộc phải qua Quỷ Môn Quan và bị quân ta mai phục hai bên núi dùng đạn đá, cung tên, mũi giáo tiêu diệt rất nhiều, đến nỗi có câu: Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan. Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn (tạm dịch: Ải cửa quỷ, ải cửa quỷ. Mười người đi, một người trở về). Có cái tên Quỷ Môn Quan là vì dãy núi Quỷ gồm 7 ngọn núi đối diện với Núi Mặt Quỷ trong dãy Cai Kinh tạo nên con đường nút thắt cổ chai độc đạo nên người ta goi tên là Quỷ Môn Quan. Sách Đại Nam nhất thống chí viết rõ: “Cửa quan Quỷ Môn - ở phía nam châu Ôn (Lạng Sơn), thuộc địa phận xã Chi Lăng. Đường ải nhỏ hẹp, đá núi hiểm cao, phía tây gần khe sâu, nước độc không thể uống, hình thế hiểm ác, có đá như đầu ma đầu quỷ, nên đặt tên như vậy. Năm 981 Lê Hoàn ghi đậm chiến công khi phá quân Tống giết chết tướng cầm đầu. Năm 1077, quân Tống đưa 30 vạn chuẩn bị tiến đánh Đại Việt, phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt đích thân đến Chi Lăng cùng phò mã Thân Cảnh Phúc bàn kế chặn quân Tống tại nơi đây. Khi quân Tống đến Chi Lăng, lợi dụng địa thế hiểm trở nơi đây, Thân Cảnh Phúc chỉ huy một cánh quân chặn địch. Quân Tống phải dùng quân tinh nhuệ tiến vào nhưng vẫn không vượt qua được ải Chi Lăng. Cuối cùng quân Tống phải chọn đi vòng sang đường khác. Với chiến tuyến Quyết Lý và Giáp Khẩu (dựng tại Chi Lăng), Thân Cảnh Phúc và quân dân xứ Lạng đã góp sức đánh tan quân xâm lược Tống lần thứ hai do Quách Quỳ cầm đầu, nhờ vậy đất nước thái bình được nhiều năm. Năm 1285, quân Nguyên qua Ải Chi Lăng bị quân nhà Trần chặn đánh kịch liệt. Tướng Nguyên là Nghê Nhuận bị giết chết tại chỗ. Chính Hưng Ðạo Ðại vương Trần Quốc Tuấn đã thể hiện thiên tài quân sự của ông ở đây: bằng hố bẫy ngựa, phục binh của ta từ dưới hố dùng mã tấu phạt đứt chân ngựa, tách bọn Nguyên Mông thiện chiến ra khỏi ngựa mà tiêu diệt. Cuối năm 1427, đạo quân chủ lực của nhà Minh do An Viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy gồm gần 10 vạn người kéo sang để dẹp khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Lê Lợi đã phái Lê Sát dẫn các tướng lên đón đường, đặt quân mai phục. Tướng Trần Lựu giả cách thua vài trận để dụ Liễu Thăng lọt vào ổ phục kích tại núi Mã Yên. Quân Lam Sơn đổ ra chém chết Liễu Thăng, tóm cổ Hoàng Phúc, khiến đạo quân cứu viện hùng hậu bị hoang mang, suy sụp, mất sức chiến đấu và tới đầu tháng 11 năm 1427 thì bị vây đánh, tiêu diệt bắt sống toàn bộ ở Xương Giang, kết liễu 10 vạn quân Minh xâm lược, mở ra triều đại Lê Sơ hưng thịnh nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Qua thế kỷ 18, dưới thời Hoàng đế Quang Trung, ải Chi Lăng một lần nữa vang danh khi gây cho tướng giặc nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị phải kinh hoàng bạt vía. Ải Chi Lăng đã gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Mỗi khi nhắc về địa danh này, trong lòng mỗi người lại dấy một niềm tự hào mãnh liệt về trí tuệ hơn người và tinh thần yêu nước của bao thế hệ người Việt Nam. Mời các bạn cùng xem video clip 👉 1 trong những CỬA ẢI CHÉM RƠI ĐẦU nhiều TƯỚNG GIẶC NHẤT ⚔ Giải Mã sự thật BÍ ẨN LỊCH SỬ phía sau. Hãy cùng Bình luận để chia sẻ ý kiến của các bạn dưới video này và CHIA SẺ video này để góp phần quảng bá cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung. Cảm ơn mọi người! ------------ 👉 © Video được thực hiện bởi PTA LET'S GO http://ptaletsgo.com/ 👉 © Bản quyền thuộc PTA LET'S GO. Không sao chép dưới mọi hình thức. Copyright by PTA LET'S GO, do not Reup. 👉 © Mọi thông tin vui lòng liên hệ: [email protected] -------- ĐĂNG KÝ KÊNH MIỄN PHÍ: https://bit.ly/2R5y6l0 Fanpage: / ptaletsgo Facebook Group: / 323294742195461 Bản đồ PTA Let's go : ptaletsgo.com/map ------------ #pta #ptaletsgo #quymonquan #aichilang #langson