Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Ký ức của người Việt tị nạn qua các bức ảnh của cảnh sát tuần tra hải phận Hồng Kông| VOA Tiếng Việt в хорошем качестве

Ký ức của người Việt tị nạn qua các bức ảnh của cảnh sát tuần tra hải phận Hồng Kông| VOA Tiếng Việt 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Ký ức của người Việt tị nạn qua các bức ảnh của cảnh sát tuần tra hải phận Hồng Kông| VOA Tiếng Việt

LES BIRD, Cảnh sát tuần tra hải phận Hồng Kông 1976-1997 Tôi giữ những tấm hình này gần hơn 40 năm, và đã không làm gì với chúng. Nghe thật là nực cười nhưng cách đây 2,3 năm tôi nhìn lại chúng và nghĩ chắc có nhiều người thật sự muốn nhìn thấy chúng vì đây là những tấm hình chưa bao giờ được xuất bản. Nên chúng tôi xếp đặt chúng theo thứ tự thời gian và đem chúng đến nhà xuất bản. Đây là lần đầu tiên những tấm ảnh lịch sử chứng nhận những trải nghiệm vượt biển gian truân của hàng ngàn người gốc Việt từ Việt Nam đến Hong Kong tị nạn trên đường đi tìm cuộc sống tự do, được xuất bản với một quyển sách, trưng bày và diễn giải bởi chính chủ nhân của nó, sĩ quan hải quân Les Bird, người có nhiệm vụ tuần tra và giải cứu những chiếc thuyền gặp nạn từ những năm 1976 đến 1997, tại viện bảo tàng Wende ở Los Angeles. LES BIRD, Cảnh sát tuần tra hải phận Hồng Kông 1976-1997 Trách nhiệm của tôi trong 13 năm đầu tiên là tuần tra phía nam của Hong Kong, tìm những chiếc thuyền gặp nạn, chủ yếu là từ Việt Nam, với những người tị nạn đang tìm đường đến Hong Kong. Nên chúng tôi đi ra khơi và tuần tra, cách mà chúng tôi gọi và chiến dịch tìm và cứu, để định vị thuyền hoặc ghe, giúp giữ chúng an toàn, và đảm bảo mọi người trên thuyền được an lành, sau đó giúp thuốc men nếu cần thiết và đem họ đến Hong Kong để làm giấy tờ và giúp dỡ thêm y tế với nhu cầu cần thiết. Mỗi tấm ảnh là mỗi câu chuyện của nhiều tính mạng, chứa đựng không biết bao nhiêu là ký ức và lịch sử gắn liền với nó. CAROLINE WU, Thuyền nhân thuyền Sen On, 1979 Nước bị nhiễm dầu, rất khó uống, nhiều người nhiễm bệnh. Tình trạng sống lúc đó thật kinh khủng. Chúng tôi bị xếp chồng chất giống như cá mòi, không có chỗ để ngủ, chỉ có chỗ để ngồi sát với nhau. Chúng tôi có khoảng 1433 người, trong khi thuyền trưởng chỉ muốn nhận 800 người, vốn đã là quá sức của thuyền Sen On có thể chuyên chở. Nó chỉ có thể chở được khoảng 500 người, nhưng chính phủ đã chỉa súng vào đầu ông ấy, chính phủ Việt Nam chỉa súng vào đầu ông ấy và bảo ông hãy nhận hết mọi người. Bởi vì sau chiến tranh, Việt Cộng vào, nghĩa là những người Cộng Sản, họ cho phép bạn rời đi, và họ tổ chức xây dựng thuyền bè, và họ thu tiền của bạn, và họ nói đủ điều, rằng sẽ có thuyền mới, nhưng đến lúc thì họ hoán đổi thuyền, và cho bạn chiếc thuyền sắp vứt đi, và lấy hết mọi thứ từ bạn. Nhưng dù sao thì bạn cũng muốn rời khỏi, và bạn sẽ rời đi vì bạn muốn đến một nơi mà gia đình của bạn có thể có một cuộc sống tốt hơn, khi bạn không bị xử chém, và để sống tự do nên bạn sẽ liều, bạn sẽ nắm lấy cơ hội đó. Chúng tôi phải trả vàng để được đi trên thuyền mới. Họ lấy hết mọi thứ chúng tôi có, mọi đồ đạc, mọi tiền của, mọi tài sản đất đai. Mẹ của tôi phải ký giấy tờ đưa nhà, nhà của chúng tôi, nên chúng tôi không thể quay lại được. Cơ bản là họ đẩy chúng tôi ra ngoài để chết. Họ không nghĩ hoặc muốn chúng tôi sống, hay là quay lại. ĐẶNG CANG, Bộ binh Sư đoàn 18, QLVNCH, Thuyền nhân thuyền Sen On, 1979 Đến cái thế gian này đó, cơ bản là mình muốn sống hoà bình, sống một cách yên ổn, mình đã tới cái thế gian này đó, hy vọng mình được ấm no, là không có chiến tranh, rồi mình phải thương với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tức là đừng có để cho cái tôn giáo, dân tộc hay là này kia nọ nó chia rẽ mình. Cái đó là ngu si…thành thử ra hy vọng cái đó sau này không còn xảy ra nữa. Theo ông Bird, với số người vượt biên đường biển, khoảng một nửa bị mất tích và không tìm được xác. Những trải nghiệm tị nạn đau thương vẫn bị chôn vùi và giấu kín, làm cho nhiều thế hệ con cháu gốc Việt không những không biết về lịch sử tìm đường tự do của cha ông, mà còn không biết cách nào để nói chuyện với ông bà của chúng về trải nghiệm của họ. Chiến tranh Việt Nam vẫn còn kéo dài trong ký ức của các thế hệ người Việt dẫu cuộc chiến đã kết thúc gần nửa thế kỷ trước.--- VOA Tiếng Việt - Cập nhật thông tin trung thực, đa chiều về tình hình Việt Nam, quốc tế. Tin tức Biển Đông. Phóng sự đặc biệt về nhiều đề tài: khoa học-công nghệ, giáo dục, đời sống, xã hội, thương mại, sức khoẻ, văn hoá, giải trí… Hỏi đáp trực tiếp 🙋 qua Facebook Live https://bit.ly/3f603Y4 và YouTube Live https://bit.ly/3D1eHwi với khách mời VOA xoay quanh các chủ đề y học, du học Mỹ, di trú Mỹ và kinh tế. 🛎 Đăng ký và nhấn chuông để cập nhật các tin tức mới nhất: https://bit.ly/VOATiengVietYouTube Theo dõi VOATiengViet trên: ➡️ Website https://www.voatiengviet.com/ 🔓 Proxy vượt tường lửa vào website: https://bit.ly/VOATiengViet3 Và các trang mạng xã hội: ➡️ Facebook https://bit.ly/3FcMSPy ➡️ Instagram https://bit.ly/3qbjZiq ➡️ Twitter https://bit.ly/3qaDmYV Tải ứng dụng VOA Tiếng Việt trên: ➡️ App Store https://bit.ly/VOAAppA ➡️ Google Play https://bit.ly/VOAAppG #VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức #ThoiSu #ThờiSự #VOA #News

Comments