У нас вы можете посмотреть бесплатно Nhà nghiên cứu TRẦN ĐÌNH SƠN – Một đời tâm huyết với cổ vật или скачать в максимальном доступном качестве, которое было загружено на ютуб. Для скачивания выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru
Nhà nghiên cứu TRẦN ĐÌNH SƠN – Một đời tâm huyết với cổ vật Từ nhỏ Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã có niềm say mê đặc biệt với thú chơi cổ vật. Những lúc rảnh rỗi, ông thường đem những món cổ vật của gia đình (ở Huế) đặt lên bàn học ngắm nghía, chiêm ngưỡng. Dù lúc đó chưa thể đọc được các hoa văn, họa tiết khắc trên cổ vật nhưng ông tin rằng chúng mang một giá trị nào đó về quá khứ. và khi trưởng thành, niềm say mê ấy đưa ông đến với thế giới của "người xưa" như một tri âm, tri kỷ. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, xuất thân trong một gia đình "danh gia vọng tộc" có tiếng thời Nguyễn ở Huế, là hậu duệ đời thứ 4 của Thượng thư bộ Hình triều Khải Định - Trần Đình Bá. Sinh thời ông Trần Đình Bá là người rất ham mê thư sách nên đã để lại một gia tài lớn tài liệu về Hán - Nôm, sách quốc ngữ, ngoại ngữ quý, truyền đến đời thứ 4 là ông Trần Đình Sơn. Ngoài sách, gia đình ông Sơn còn lưu giữ nhiều đồ có giá trị quý về lịch sử và khảo cổ học. Năm 1968, rời Trường Quốc học Huế, ông Sơn vào Sài Gòn học Đại học Luật, lúc đó vừa tròn 18 tuổi. Cũng chính nơi đây ông gặp được nhà sưu tập cổ vật có tiếng tại Nam bộ lúc bấy giờ, cụ Vương Hồng Sển. Như cá gặp nước, niềm say mê cổ vật của người thanh niên trẻ càng mãnh liệt hơn. Ông Sơn và cụ Sển trở thành hai người bạn vong niên gần gũi, thân tình, dù cách nhau đến gần 40 tuổi. Tình bạn thâm giao này được xem là hy hữu trong giới cổ ngoạn Sài Gòn thuở ấy. Là Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo VN, đặc trách nghiên cứu về văn hóa - lịch sử, kiến trúc Phật giáo, năm 2004 nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã lần đầu tiên trình bày các phân tích, khảo cứu của mình về cổ vật phát lộ trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long liên quan tới "cổ tự" - chùa trong hoàng cung. Theo ông, cổ vật của kinh đô xưa được phát hiện có liên quan sâu sắc đến văn hóa, triết lý Phật giáo được xác lập từ thời nhà Lý, mà khởi đầu là vua Lý Thái Tổ. Khi khai sáng triều Lý, ông xác lập một triều đại quân chủ Phật giáo để định hướng xây dựng, phát triển đất nước theo tư tưởng Phật giáo. Các đời vua kế tiếp nhau đã cho xây nhiều chùa khi định đô tại Thăng Long. Ông cho rằng, có tới khoảng 300 ngôi chùa đã được xây khắp cả nước trong thời kỳ này. Thậm chí, chùa được xây cả trong Hoàng cung nên khi khai quật trong phạm vi di tích Hoàng thành Thăng Long tại khu vực Ba Đình - Hà Nội, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều cổ vật dùng trang trí cung điện là các di vật kiến trúc cổ tự mang triết lý Phật giáo thường thấy ở các chùa chiền thời Lý - Trần. Với Trần Đình Sơn, sưu tầm cổ vật không phải là 1 trò giải trí hay buôn bán làm giàu, mà là nghiên cứu, và bảo tồn văn hóa của người xưa ẩn trong cổ vật. Ông đã xuất bản nhiều quyển sách nghiên cưu về cổ vật rất chi tiết, công phu, giúp người đọc phân việt được bản sắc riêng của Việt Nam. Đặc biệt là bản sắc tín ngưỡng Phật giáo đã in dấu ấn sâu đậm trong di sản văn hóa của dân tộc. Là người có tín ngưỡng Phật giáo, ông tin tưởng điều gì đủ nhân, duyên thì sẽ được thành tựu. Ông dành nhiều thì giờ dịch những thơ văn có liên hệ với Phật giáo trên cổ vật. Phiên dịch những bản kinh cổ cho các chùa, tham gia chủ biên ấn phẩm Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Xuất phát từ sự trân trọng các giá trị lịch sử của cổ vật, thư sách thời xưa, cho đến nay ông Sơn đã tập hợp được một "kho sách" đồ sộ tại tư gia ở Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 7.000 cuốn về các lĩnh vực lịch sử, văn học, tôn giáo bằng chữ Hán - Nôm do các tiền nhân để lại.