Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео




Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Trưng bày - trải nghiệm văn hóa dân tộc Mông Thanh Hóa

Tại Không gian trưng bày Thanh Hóa 1. Chiếc nỏ Mông xứ Thanh: Người Mông xứ Thanh dùng gỗ dổi để làm thân nỏ, bởi dổi có mùi thơm khi đi săn bắn thú rừng khó phát hiện thợ săn. Cánh nỏ chọn loại tre đặc biệt để làm, tre không quá già không quá non cây không bị cụt ngon, không bị cớm. Lẫy nỏ còn gọi là cò nỏ. Lẫy có thể dùng tre hay dùng gỗ như thân nỏ. Đẽo hình giống thân nỏ nhưng nhỏ bằng ngón tay cái, dài vừa tầm tay người bắn. Còn dây nỏ người ta thường lấy vỏ cây gai, cây lanh để bện thành cây to, nhỏ, dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào sở thích và sức lực của mỗi người. Tên nỏ thường dùng gốc tre già rắn chắc thân dọc một gióng, vót tròn dài từ 40 đến 50 cm, tùy theo độ dài của chiếc nỏ mà cắt độ dài của tên cho phù hợp, chính xác. Cái nỏ một đầu trổ nhọn như hình đầu đinh, còn đầu để tiếp xúc với dây bắn cắt bằng đầu và dùng lạt mỏng làm cánh tên để giữ thăng bằng chiếc tên đi thẳng trúng mục tiêu. Nỏ chủ yếu dùng để làm vũ khí tự vệ của gia đình, đồng thời để hạ thủ các con vật, con thú hay phá hoại mùa màng. Ngoài ra nỏ còn có tác dụng săn bắn con vật rừng để cải thiện bữa ăn gia đình. Nỏ còn là dụng cụ thể thao của đồng bào, có tác dụng rèn luyện sức khỏe qua lực kéo của dây và cơ bụng làm bệ tỳ khi lên nỏ. 3. Gùi của người Mông Thanh Hóa Chiếc gùi (Lú cợ) của người Mông Thanh Hóa là hình ảnh rất đỗi quen thuộc, gắn liền với đời sống văn hóa, lao động của họ. Người Mông vẫn kể cho nhau sự tích về chiếc gùi của dân tộc mình rằng, xưa kia có một đôi trai gái yêu nhau nhưng do chàng trai nghèo khó nên không lấy được cô gái, phải bỏ đi biệt xứ. Vào một ngày kia, cô gái quyết định đi tìm chàng trai. Chiếc gùi được vợ chồng cô gái dạy cho dân bản đan và dùng như một vật dụng biểu tượng thiêng liêng cho lòng chung thủy của tình yêu đôi lứa. Về sau này, việc đan gùi thường dành cho đàn ông. Với bàn tay khỏe khoắn, khéo léo, chỉ trong một thời gian ngắn, những người đàn ông Mông đã cho ra đời những chiếc gùi xinh xắn và nhỏ gọn. Gùi của người Mông có nhiều kích cỡ khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng và lứa tuổi người dùng. Thông thường chiếc gùi của đồng bào Mông có miệng tròn, theo hướng tỏa ra, phần thân và đáy hình vuông. Sau khi đan xong, người Mông thường buộc hai sợi dây vải mềm hai bên vừa với vai đeo để khi đeo đồ nặng vai không bị đau nhức. Khi đan, người Mông luôn xoay bề mặt bóng của cật ra phía ngoài để tạo vẻ đẹp cho chiếc gùi. 4. Cây khèn – Linh hồn của người Mông Khèn trong cuộc sống của người Mông là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông. Là một loại nhạc cụ độc đáo, không chỉ bởi tính đại chúng của nó mà còn bởi đó vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ. Khèn là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh, được sử diễn tấu trong tang ma nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời. Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Khèn có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu. Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm. Vì vậy, có thể nhiều người học diễn tấu được nhưng chế tác nó thì không nhiều. 5. Bếp của người Mông Thanh hóa Bếp lửa trong mỗi gia đình người Mông chiếm một vị trí rất quan trọng trong tập tục sinh hoạt, đời sống tâm linh. Người Mông Thanh Hóa thường cho rằng: mọi vật đều có linh hồn, có thần lửa, thần bếp. Mỗi bếp lửa có thể đặt ở những vị trí khác nhau, nhưng đều có những quy định, những điều kiêng kỵ hết sức nghiêm ngặt. Bếp lửa chính là hiện thân của vị thần đem lại sự hồi sinh, bảo vệ cuộc sống gia đình. Trong mỗi gia đình người Mông đều có 2 bếp: bếp lửa to và bếp lò nhỏ. Trước đây, bếp lửa to thường ở gian chính nhưng giờ đây bếp to và bếp nhỏ đều ở gần nhau. Đây là nơi giữ lửa sưởi ấm và nấu thức ăn hàng ngày. Đây được coi là không gian linh thiêng nhất, là nơi thờ các vị thần, thờ cúng tổ tiên. Người lạ vào gian bếp này phải được phép của chủ nhà. Bếp lò nhỏ gồm 2 bếp trên cùng một khu phía sau gian giữa. Trong đó bếp lò nhỏ dùng để nấu mèn mén (món ăn đặc trưng của người Mông), còn bếp lò to dùng để nấu cám lợn và nấu rượu phục vụ cho gia đình. Ở khu bếp này cũng có những kiêng kỵ nhất định. Người ta không được ngồi, dẫm chân vào chỗ đun bếp, không lấy que gõ... vào bếp vì cho rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến chăn nuôi, gia súc, gia cầm dễ bị ốm đau, chậm lớn.

Comments