Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Tâm là gì ? Tâm và Ý khác nhau không ? Tâm chịu khổ do đâu ? в хорошем качестве

Tâm là gì ? Tâm và Ý khác nhau không ? Tâm chịu khổ do đâu ? 2 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Tâm là gì ? Tâm và Ý khác nhau không ? Tâm chịu khổ do đâu ?

Tâm Là Gì ? Tâm khổ hay an lạc là do đâu ? Do ai rạo ra ? Tâm và Tánh là 2 hay là 1 ? Tâm - Ý - Nghiệp giống hay khác nhau ? Có câu: "Tu tâm - Tu Tánh - Chứ không tu miệng" Hay câu: "Khẩu xà tâm Phật" Thì có đúng không ?! Theo các bài Pháp của Trưởng Lão để lại thì: I. Cái TÂM tên gọi chung cho sáu cái biết. Sáu cái biết là: 1. Nhãn thức - mắt (biết màu sắc, hình dạng các loại). 2. Nhĩ thức - tai (biết âm thanh các loại). 3. Tỷ thức - mũi (biết mùi các loại). 4. Thiệt thức - lưỡi (biết vị mặn, ngọt, chua, cay, ... các loại). 5. Thân thức - thân (biết cảm giác xúc chạm các loại). 6. Ý thức (biết suy nghĩ, tư tưởng). Mỗi cái biết có công việc hay phận sự biết trong lãnh vực riêng của nó. Ví dụ: Cái biết của con mắt về màu sắc thì chỉ phân biệt màu sắc, đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím. Cái biết của ý thì tư duy suy nghĩ. {break time=1s} Trong tư duy suy nghĩ của cái biết ý thức thì có tư duy suy nghĩ thiện hay tư duy suy nghĩ ác. Trong ý thức phân biệt hàng ngày của một con người có 4 dạng tư duy suy luận: 1. Tư duy suy luận thuộc về THIỆN. 2. Tư duy suy luận thuộc về ÁC. 3. Tư duy suy luận KHÔNG THIỆN KHÔNG ÁC. 4. Tư duy suy luận TRUYỀN LỆNH TÁC Ý. {break time=1s} Tóm lại, TÂM là tên gọi chung cho 6 THỨC và trong đó, Ý THỨC có 4 sự tư duy, suy nghĩ chứ không phải có 4 Ý THỨC. (Trích từ Pháp Âm Huệ Vân Vấn đạo). II. TÂM là SỰ HIỂU BIẾT, là SỰ TƯ DUY. là NIỆM KHỞI. là VỌNG TƯỞNG. là SỰ SUY TẦM. là TẦM TỨ. (Trích Những lời gốc Phật dạy - Tập 4, Trang 99 hoặc Người Phật Tử Cần Biết - Tập 5, Trang 12). III. TÂM và NGHIỆP là MỘT, NGHIỆP là TÂM, TÂM là NGHIỆP. Các nhà học giả hiểu TÂM và NGHIỆP là hai nên bảo rằng: NGHIỆP dẫn TÂM đi tái sanh luân hồi. Không có dẫn TÂM đi luân hồi, mà NGHIỆP luân hồi, tức là NGHIỆP tạo DUYÊN. Nghiệp tạo DUYÊN VÔ MINH. (Trích Đường Về Xứ Phật - Tập 1, Trang 205). IV. TÂM là QUẢ của Ý, Ý là NHÂN của TÂM, Ý làm TÂM chịu (Ý làm ác - TÂM chịu khổ); Ý thì có Ý CĂN (não óc), còn TÂM không có TÂM CĂN. (Trích Tài liệu Tứ Vô Lượng Tâm - Trang 3 hoặc Pháp Tu Của Phật Làm Chủ Sinh Già Bệnh Chết - Trang 79 - NXB Tôn Giáo). V. TÂM là một XỨ trong bốn NIỆM XỨ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. ---------------- Trưởng Lão Thích Thông Lạc. Quay lại câu nói Tu tâm dưỡng tánh với các nội dung về Tâm như Trưởng Lão đã dạy thì chúng ta đã rõ Tâm và Tánh là một và cũng là nghiệp của chúng ta. Điểm quan trọng là chúng ta đã rõ Tâm và Ý (ý thức) là khác nhau. Ý là nhân của Tâm - Tâm là quả của ý. Ý làm ác tâm chịu khổ. Điểm quan trọng nhất của Ý thức là tư duy Truyền lệnh tác ý, vậy Ý thức sẽ điều khiển Tâm như lời Phật dạy qua bài Kệ sau đây: 1. Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với ý ô nhiễm. Nói lên hay hành động. Khổ não bước theo ta. Như xe theo vật kéo. 2. Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với ý thanh tịnh. Nói lên hay hành động. An lạc bước theo ta. Như bóng, không rời hình. (Kinh Pháp Cú - Phẩm Song Yếu) Từ đó ta cũng suy ra Tâm là quả của thân và là quả của khẩu - miệng. Nên thân - khẩu - ý là nhân của tâm, tâm là quả của Thân - miệng - ý. Cho nên thân - khẩu - ý làm ác thì tâm chịu khổ là gây ra nghiệp khổ. Nên Đức Phật mới dạy Thân - Khẩu - Ý là ba nơi tạo nghiệp trong con người chúng ta. Thế gian có câu: Tu tâm tu tính chứ không tu miệng hay câu nói Khẩu xà tâm Phật là đều không đúng. Vậy ý sẽ làm chủ, ý tạo tác dẫn tâm vào chỗ thiện pháp, thanh tịnh hay dẫn vào chỗ ác pháp, ô nhiễm, bất tịnh. Cho nên người ta hay nói người có ý thức hay người vô ý thức, không có ý thức, thiếu ý thức. Mà không có ý hay thiếu ý thức là không có đạo đức, hay đạo đức kém. Trưởng Lão đã dạy là hãy dẫn tâm vào đạo chứ đừng dẫn đạo vào tâm. Tâm của chúng ta hàng ngày bị 5 ngọn lửa tham ái thiêu đốt đó là Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi. Lửa nào bằng lửa tham. Chấp nào bằng sân hận. Lưới nào bằng lưới si. Sông nào bằng sông ái. (Kinh pháp cú) Có sư thầy thuyết giảng tâm là tâm thức nhưng không đúng, tâm đối với người bình thường chỉ là tâm biết như trên. Như Trưởng Lão dạy thì tâm thức chính là thức thức chỉ có người chứng đạo mới có. Links facebook Vĩnh Quảng https://www.facebook.com/100002693364... Link Huệ Vân Vấn Đạo (Links gốc Pháp âm đã mất - mình để links fb có liên quan): https://www.facebook.com/151697978852... Link Đường Về Xứ Phật - Tập 1 https://thuvienthaythonglac.net/ebook.... Link Những lời gốc Phật dạy - Tập 4: https://tuvienchonnhu.net/thu-vien-sa... Link Pháp Tu Của Phật Làm Chủ Sinh Già Bệnh Chết: https://tuvienchonnhu.net/thu-vien-sa... #TinhHoaĐạoĐời, #Tinhhoadaodoi, #VĩnhQuảng, #Tâmlàgì, #Tâmkhổdođâu, #Tâmvàýkhácnhaukhông, #ýlàmáctâmchịukhổ, #tâmthanhtịnh, #Tâmlànghiệp, #Nghiệplàtâm#Tâmlàquảcủaý, #Tâmbấtđộng, #tâmphóngdật, #TâmPhật, #tâmtừ,

Comments