Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб (1) Lịch sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định, kháng chiến 1945-1975. в хорошем качестве

(1) Lịch sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định, kháng chiến 1945-1975. 6 месяцев назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



(1) Lịch sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định, kháng chiến 1945-1975.

Lịch sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định, kháng chiến 1945-1975 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, kể từ ngày 23 tháng 9 năm 1954 khi lớp lớp nhân dân “nóp với giáo, mang ngang vai” ra đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”, đến đây đã trải qua hơn 3 nghìn ngày đêm. Hơn 3 nghìn ngày đêm, Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã vượt qua muôn vàn gian khổ hi sinh, kiên cường kháng chiến, liên tiếp giành được những thành tích không nhỏ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Máu của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào thấm đẫm khắp mọi góc phố nội đô, mọi vùng quê ngoại ô thành phố đã vun bồi thêm truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của đồng bào Nam Bộ nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Hơn 3 nghìn ngày đêm kháng chiến ấy đã tinh cất nhiều bài học lịch sử quý báu về tổ chức và chỉ đạo đấu tranh, về xây dựng và lãnh đạo lực lượng vũ trang ba thứ quân ở thành phố và vùng ven đô, về xây dựng lực lượng chính trị trong các tầng lớp cư dân đô thị, về tiến hành chiến tranh du kích, phát động và duy trì phong trào đấu tranh toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính ở vùng sau lưng địch, vận dụng thích hợp đường lối chiến tranh của nhân dân của Đảng tại một trong những sào huyệt lớn của kẻ thù. Cuộc kháng chiến của cả nước chống thực dân Pháp xâm lược đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. Nhưng nửa phía Nam của Tổ quốc còn do quân thù chiếm đóng. Đế quốc Mĩ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ, nhảy vào miền Nam lập chính quyền và quân đội bù nhìn tay sai, lấy Sài Gòn làm thủ đô, thực hiện chính sách xâm lược thực dân mới. Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới. Quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hành trang kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước! Phần thứ hai. Kháng chiến chống đế quốc mỹ. 1954-1975. Hiệp định giơ ne vơ thừa nhận những yêu cầu cơ bản mà nhân dân ta đã đổ bao nhiêu xương máu để giành cho được qua chín năm kháng chiến: hòa bình, độc lập, hai năm sau sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, một ngày sau khi cắm cờ chiến thắng trên nóc hầm De Castrie ở Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã nhắc: “Thắng lợi tuy lớn, nhưng mới là bước đầu” ,Thư chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ). Bên cạnh nỗi vui mừng, phấn khởi và lòng tin vào Đảng, vào Bác Hồ, vào sự tất thắng trước sau như một, đồng bào, chiến sĩ Sài Gòn - Gia Định không tránh khỏi những băn khoăn, những dấu hỏi đang đặt ra trước một thực tế thấy trước: rồi đây ở miền Nam sẽ không còn chính quyền cách mạng, không còn lực lượng võ trang nhân dân… “Hai năm sau sẽ tổn tuyển cử” là quy định rõ ràng của hiệp định, nhưng vẫn là điều bấp bênh, khi mà tên trùm sỏ đế quốc thế giới đã từ lâu chực hất Pháp ở Đông Dương, đang phá hoại hiệp định. Việc chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới đã bắt đầu từ những ngày chuyển quân tập kết: những cuộc bàn bạc gấp rút, phân công âm thầm đang diễn ra trong các đảng bộ Sài Gòn - Gia Đinh. Ai bí mật nằm lại phải chuẩn bị cùng đồng bào vượt qua cơn giông bão không tránh khỏi, ai chuyển quân ra Bắc thì học tập rèn luyện sẵn sàng chiến đấu… Bao nhiêu việc bộn bề: vũ khí, hầm hố, cơ sở bí mật, hình thức đấu tranh, bảo tồn thực lực cách mạng, sắp đặt thế trận… cùng lúc đặt ra phải xác định ngay trước thời điểm lịch sử đã sang trang. Trụ sở phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cắm cờ đỏ sao vàng đặt ở đường Chi Lăng quận Phú Nhuận, bên cạnh trụ sở Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến. Mười ngày sau khi hiệp định được kí kết, một tổ chức mang tên “Phong trào Bảo vệ Hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn” đã được sáng lập, đứng đầu là những nhà trí thức yêu nước, trong đó có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kĩ sư Lưu Văn Lang, giáo sư Phạm Huy Thông, giáo sư luật khoa Nguyễn Văn Dưỡng, cựu chính trị phạm Nguyễn Thị Lựu, chủ tịch Hội tăng già Việt Nam Thích Huệ Quang… Dưới chủ tịch đoàn danh dự gồm những người trí thức có uy tín lớn, Ban chấp hành trung ương của phong trào gồm đại biểu các đoàn thể tiến bộ, các tổ chức quần chúng, các xưởng lớn, trường lớn, các khu phố quan trọng. Trong thành phố có 32 ủy ban hòa bình cơ sở. Bản hiệu triệu của phong trào nói lên nguyện vọng, ý chí của nhân dân miền Nam: hòa bình, tự do, dân chủ, tổng tuyển cử thống nhất đất nước… Phong trào nhanh chóng lan ra 21 tỉnh Nam Bộ và Huế. Hàng loạt cuộc biểu tình hoan hô hiệp định diễn ra khắp thị thành, nông thôn. Ngày 1 tháng 8 năm 1954 là ngày ngừng chiến, theo chủ trương của Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, 50 nghìn người phần lớn là công nhân các xí nghiệp quan trọng, cơ sở hạ tầng xung yếu như nhà đèn, bến cảng… cả công nhân đang làm việc trong các đơn vị hậu cần quân Pháp SLOM, và các tầng lớp khác, biểu tình tại đường Kitchner (Nguyễn Thái Học bây giờ) hoan hô hòa bình, đòi thi hành đúng hiệp định Giơ ne vơ.

Comments