У нас вы можете посмотреть бесплатно HOẰNG ÂN, NGÔI CHÙA GẦN TRÒN 1000 NĂM TUỔI BÊN HỒ TÂY - Hà Huy Hà Nội Vlog или скачать в максимальном доступном качестве, которое было загружено на ютуб. Для скачивания выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru
Dân địa phương gọi Chùa Hoằng Ân là Chùa Quảng Bá vì hiện nay chùa thuộc thôn Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa có tên chữ đầu tiên là “Báo Ân tự”. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Lý do thiền sư Ngô Ân (1019 - 1088) người làng khởi lập am thờ Phật. Đến năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) chùa được xây dựng lớn. Đến thời Lê, Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Tú, con gái Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế Nguyễn Hoàng, là vợ chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (1623 - 1657) đứng ra xây lại, quy mô rộng lớn hơn trước và chùa vẫn giữ nguyên tên là Báo Ân tự thuộc phường Quảng Bố (Quảng Bá), huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên, kinh thành Thăng Long. Năm Giáp Thân, niên hiệu Minh Mệnh thứ hai (1821) nhà vua đến vãn cảnh chùa, lễ Phật. Năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị lên ngôi, năm sau nhân ra tuần du Bắc Hà đến thăm chùa và cho đổi tên chùa là Hoằng Ân. Nhà vua còn cho 200 quan tiền để tu sửa chùa vì nhiều chỗ dột nát và sai các học sĩ ở Viện hàn lâm soạn văn bia để ghi lại sự tích này. Chùa được tu sửa xong thì năm 1884, Binh bộ Thượng thư kiêm Tổng đốc Hà Ninh là Mai Công Ngôn cúng tiền để đúc tượng Phật A Di Đà bằng đồng. Năm 1923 chùa lại được trùng tu lớn và tác một số tượng bằng gỗ. Chùa nằm giữa khu vực hồ Tây, nơi có cảnh quan thơ mộng và các công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ cao, như các bức cửa võng bằng gỗ với nghệ thuật chạm khắc có chủ đề đề cao triết lý nhân sinh và nghệ thuật tinh xảo, các pho tượng và quả chuông đồng có niên đại từ thời Lê,… Chính vì thế, từ lâu, chùa Hoằng Ân là chốn tùng lâm chẳng những là nỗi khát khao được đến chiêm bái của đông đảo tín đồ Phật tử của Thủ đô Hà Nội, mà còn là địa chỉ tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Trải qua thời gian dài lịch sử, Chùa Quảng Bá vừa là nơi thờ Phật vừa là nơi tu tiên, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tâm linh của một cộng đồng dân cư. Đây là nơi an táng nhiều hòa thượng có tên tuổi có công trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Trong đó Hòa thượng Phạm Ngọc Đạt, hiệu Bình Lượng viên tịch tại Hà Nội, là ân nhân của Bác Hồ thời kỳ Người hoạt động bí mật ở Thái Lan. Từ thời Lý, Chùa Quảng Bá đã là một danh lam thắng tích của kinh thành Thăng Long. Tổng thể mặt bằng của chùa hiện nay gồm: vườn, chùa chính, hai nhà dải vũ, nhà thờ tổ, tăng phòng, nhà thờ mẫu, vườn tháp. Các công trình kiến trúc của chùa được bố trí hài hòa trong một không gian rộng, thoáng. Chùa quay về hướng nam, nhìn ra Hồ Tây. Những nếp nhà cổ của chùa ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ xanh tươi tạo cho chùa thêm sự thanh u tĩnh lặng. Chùa có kết cấu “nội công ngoại quốc”. Trong chùa có một vườn hoa cây cảnh với nhiều loài hoa quý như hồng trà, hoa mộc, hoa hồng, đào, quất bốn mùa tỏa hương thơm ngào ngạt. Đặc biệt, có cây bồ đề sum suê được trồng tại vườn. Cách bài trí của chùa như sau: Lớp thứ nhất: Tượng Tam Thế Phật. Lớp thứ hai: Tượng Quan Âm Nam Hải. Lớp thứ ba: Tượng A Di Đà, hai bên là tượng Quan Âm và Thế Trí. Lớp thứ tư: Bộ tượng Hoa Nghiêm tam thánh. Lớp thứ năm: Tượng Phật Bà Quan Âm thiên thủ, thiên nhỡn. Lớp thứ sáu: Tượng Ngọc Hoàng. Lớp thứ bảy: Tòa cửu long và Phật Thích Ca sơ sinh. Chùa Quảng Bá hiện nay còn lưu giữ được bộ di vật có giá trị cao về lịch sử nghệ thuật. Ba mươi pho tượng tròn được phủ sơn son thiếp vàng lộng lẫy và tạo tác công phu, tinh xảo thuộc nghệ thuật thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Trong số đó có pho tượng Quan Âm Nam Hải rất đặc biệt, mặc dù kích thước tượng không lớn lắm. Tượng có nét mặt thuần hậu, mặc áo cà sa nhiều nếp, ở tư thế thiền tọa, chân chống chân buông, dẫm lên đài sen nhỏ. Trong chùa hiện còn giữ được nhiều hiện vật quý: hai quả chuông đồng, trong đó một chuông niên hiệu Cảnh Hưng thứ ba, thời vua Lê Hiển Tông (1743), chuông cao 1,5m, đường kính rộng 80cm. Vai chuông khắc nổi lên bốn chữ Hán “Long Ân tự chuông”, thân chuông chia làm bốn múi tượng trưng cho bốn mùa, trên thân khắc bài văn chuông ghi việc hưng công đúc chuông. Quả chuông nhỏ hơn có niên hiệu thời Nguyễn. Ba mươi tấm bia làm bằng những phiến đá xanh mịn. Một tấm dựng vào năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Đặc biệt có một bia khắc hình tượng một ni sư. Nhiều người cho đó là hình tượng Công chúa Ngọc Tú. Những tấm bia còn lại đều có niên đại thuộc thời Nguyễn. Chùa còn giữ được nhiều hoành phi, câu đối chữ Hán. Chùa Quảng Bá là một di tích nổi tiếng, một thắng cảnh của Hồ Tây, được Nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 1728-QĐ-BVH ngày 2/10/1991 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch). #hahuyhanoivlog #danhlamthangcanhhanoi #chuaquangba #chuahoangan #danhthangtayho