У нас вы можете посмотреть бесплатно TRẢNG BÀNG - TỈNH TÂY NINH или скачать в максимальном доступном качестве, которое было загружено на ютуб. Для скачивания выберите вариант из формы ниже:
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru
BẤM ĐĂNG KÝ – ỦNG HỘ KÊNH CHICA VIEW NHÉ MỌI NGƯỜI NHÉ! XIN CÁM ƠN! #tayninh Trảng Bàng là thị xã nằm ở phía Đông Nam thuộc tỉnh Tây Ninh. sở hữu vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế trong khu vực. Thị xã có diện tích hơn 340km2 với dân số hơn 160.000 người (thống kê năm 2019). Từ sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tình hình kinh tế và xã hội tại đây có sự phát triển nhanh chóng. Trong đó, tập trung mạnh ở nhóm ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Nguồn gốc tên gọi "Trảng" là vùng đất thưa cây thân gỗ, chỉ có cây thân cỏ vì nơi đây là vùng trũng lại ngập nước. “ Bàng” là loài cây thân cỏ dùng trong việc đan đệm và mọc nhiều ở vùng đất này. Khi người Việt đến đây sinh sống thấy vậy nên gọi nơi đây là Trảng Bàng. VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía đông nam tỉnh Tây Ninh. vị trí địa lý như sau: • Phía bắc giáp huyện Bến Cầu. huyện Gò Dầu . huyện Dương Minh Châu • Phía đông bắc giáp huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương.) • Phía đông nam giáp huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh • Phía tây giáp tỉnh Bavet, Campuchia và huyện BẾN CẦU • Phía nam giáp huyện Đức Huệ và huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An VỀ ĐỊA HÌNH • Trảng Bàng nằm trên khu vực địa hình bán bình nguyên phù sa cổ đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam, chiều cao trung bình từ 1m - 40m. • thị xã có 3 nhóm đất chính. Đất xám chiếm 76,6%, đất phù sa chiếm 2,6%, đất phèn chiếm 20,1%. • Về sông ngòi, có 2 sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông chảy trong phạm vi thị xã dài 11,25 km, lưu lượng mùa lũ 40m3/giây, lúc kiệt nước 13m³/s. Sông Sài Gòn chảy qua trong phạm vi thị xã dài 23,25 km, lưu lượng bình quân 59m³/s. Các phụ lưu của 2 sông này chảy qua địa bàn thị xã như: rạch Gò Suối, rạch Trà Cao, rạch Trảng Bàng, rạch Môn, rạch Cầu Trường Chùa. • Nước ngầm ở Trảng Bàng khá phong phú, tập trung ở các xã phía Đông. Riêng các xã phía Tây việc khai thác nước ngầm bằng đào giếng còn gặp nhiều khó khăn vì đất nhiễm phèn và dễ sụp lở. • Về Hành chính • Thị xã Trảng Bàng có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường và 4 xã như sau: • phường An Hòa, phường An Tịnh, phường Gia Bình, phường Gia Lộc, phường Lộc Hưng, phường Trảng Bàng • xã Đôn Thuận, xã Hưng Thuận, xã Phước Bình, xã Phước Chỉ. Về Lịch sử Dưới triều Nguyễn, phủ Tây Ninh thuộc tỉnh Gia Định, có 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Đất Trảng Bàng ngày nay thuộc huyện Quang Hoá, cùng với đất các tổng Mộc Hóa (giáp bờ đông sông Vàm Cỏ Tây), Giải Hóa (giáp bờ tây sông Vàm Cỏ Đông), tổng Hàm Ninh Hạ, tổng Mỹ Ninh. Năm 1867, Nam Kỳ Lục tỉnh chia thành 24 khu thanh tra (sau gọi là tham biện). Khu thanh tra Quang Hoá có châu thành (tức thủ phủ) đặt tại Trảng Bàng, thuộc tổng Hàm Ninh Hạ (nay là phường Trảng Bàng), nên còn được gọi là khu thanh tra Trảng Bàng. Từ đây Trảng Bàng là tên gọi đơn vị hành chính cho đến ngày nay. Từ tháng 6 năm 1869 đến tháng 7 năm 1870, các thống đốc Nam Kỳ và quốc vương Campuchia Norodom I, tiến hành thương lượng đi đến hiệp định điều chỉnh biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Cao Miên (Pháp bảo hộ). Một vùng rộng lớn gọi là Svay Teap (Xoài Tiếp) nằm giữa hai sông Vàm Cỏ, vốn là đất thuộc Hạt thanh tra Trảng Bàng, thời đó là vùng rừng Quang Hóa xen lẫn các làng người Khmer, được cắt trả về cho Campuchia (vùng này ngày nay gọi là "Mỏ vịt" thuộc tỉnh Svay Rieng). Năm 1872, hạt Tây Ninh chia thành 2 quận: Thái Bình (huyện Tân Ninh cũ) và Trảng Bàng (Quang Hóa cũ). Năm 1957, quận Trảng Bàng có quận lỵ đặt tại xã Gia Lộc. Năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Trảng Bàng thành quận Phú Đức. Năm 1963, chuyển quận Phú Đức về tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên cũ là Tr